Trẻ Em Bị Tay Chân Miệng Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Nhi khoa > Trẻ Em Bị Tay Chân Miệng Có Nguy Hiểm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 29, 2020

Trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi có con đang mắc bệnh. Để trả lời câu hỏi trên, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh lý tai chân miệng. Với mong muốn giúp bố mẹ hiểu được các biến chứng của bệnh khi mắc phải.

Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?

Để biết trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không, chúng ta cần tìm hiểu về con đường lây truyền của bệnh trước. Virus tai chân miệng có khả năng lây lan từ người sang người vô cùng nhanh chóng, thông qua đường miệng, nước bọt, phân, dịch tiết mũi và họng của bệnh nhân. Trong giai đoạn ủ bệnh (tuần đầu tiên) người bệnh có khả năng phát tán virus. Tuy nhiên, thời gian lây nhiễm vẫn có thể tiếp tục kéo dài. Những đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng gồm có:

  • Tiếp xúc với người bệnh một cách trực tiếp.
  • Nuốt, hít phải nước bọt, dịch tiết của bệnh nhân khi ăn uống chung, nói chuyện, hắt hơi, ho.
  • Tiếp xúc trực tiếp với bọng nước, dịch từ mụn nước, phân của người bệnh.
  • Chạm, nắm vào vật dụng của bệnh nhân.
  • Lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ nhỏ.

Bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch vì cách thức lây truyền khá nhanh. Nếu có một trẻ mắc bệnh nhưng không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì những đứa trẻ khác sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị lây nhiễm.

tre-em-bi-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong-8
Trẻ em chơi chung rất dễ bị lây bệnh tay chân miệng

Biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không? Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường xuất hiện rải rác quanh năm và hầu hết ở tất cả các địa phương trong nước. Đặc biệt vào khoảng thời gian giao mùa, từ thời tiết lạnh chuyển sang nóng là thời điểm mà dịch bùng phát mạnh nhất.

tre-em-bi-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong
Trẻ bị tay chân miệng có dấu hiệu sốt không hạ rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Một số dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng là: Nổi ban trên da, loét miệng, sốt,… Nếu trẻ bị sốt cao không có dấu hiệu hạ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng tay chân miệng bao gồm: Thần kinh, tim mạch, hô hấp và thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.

Ngoài ra, những biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tay chân miệng là viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không?

Trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không?

Nhiều phụ huynh có con mắc bệnh tay chân miệng rất hoang mang vì thấy các triệu chứng ở trẻ nghiêm trọng. Và vô cùng lo lắng không biết trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không?

Thực tế, bệnh tay chân miệng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sẽ tự hết mà chẳng cần điều trị. Các biến chứng tay chân miệng rất hiếm, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể gặp các vấn đề sau:

Mất nước

Các vết loét phát triển trong cổ họng và miệng có thể khiến trẻ khó uống nước dẫn đến mất nước. Tuy nhiên, để bệnh nhanh chóng phục hồi, bạn cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là sữa. Nếu trẻ cảm thấy khó uống và nuốt nước. Bạn có thể khuyến khích con uống một lượng nhỏ thường xuyên thay vì cố gắng dùng một lượng lớn.

Đến gặp bác sĩ để được tư vấn nếu con bạn không thể hoặc không muốn uống bất kỳ loại nước nào hoặc trẻ đang có dấu hiệu mất nước, ví dụ như:

  • Da khô và nhăn nheo đàn hồi kém.
  • Không thể đi tiểu trong 8 giờ.
  • Mắt trũng sâu.
  • Trẻ mệt mỏi khác thường và bơ phờ.
  • Trẻ sơ sinh có thóp mềm trũng trên đầu.

Đối với các trường hợp mất nước nhẹ, bác sĩ có thể cho trẻ dùng dung dịch bù nước. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể cần nhập viện và theo dõi điều trị.

Nhiễm trùng thứ phát

Trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không? Các vết loét trên da có thể bị nhiễm trùng. Đặc biệt là vết loét bị trầy xước. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nếu có vết loét trên da, trầy xước thì sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng.

tre-em-bi-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong
Nhiễm trùng thứ phát là biến chứng nguy hiểm của bệnh

Các triệu chứng nhiễm trùng da bao gồm:

  • Da chảy dịch hoặc mủ.
  • Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở vị trí nhiễm trùng.

Đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ con bị nhiễm trùng da. Tại đây bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi hoặc thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị cho trẻ.

Viêm màng não

Trong một số ít trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do virus. Đây là một bệnh nhiễm trùng các màng bao phủ não và tủy sống (màng não). Vậy trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không?

Viêm màng não do virus ít nghiêm trọng hơn viêm màng não do vi khuẩn và không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Hầu hết trẻ em sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng hai tuần.

tre-em-bi-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong
Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do virus

Các triệu chứng viêm màng não bao gồm:

  • Sốt cao từ 38°C.
  • Buồn ngủ.
  • Đau đầu.
  • Cứng cổ.
  • Không thích ánh đèn sáng.

Hiện nay, không có phác đồ điều trị cụ thể cho viêm màng não do virus ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau để giúp giảm triệu chứng.

Viêm não

Biến chứng nghiêm trọng và hiếm gặp nhất của bệnh tay chân miệng là viêm não – một bệnh nhiễm trùng khiến mô não bị sưng và viêm. Bệnh có thể gây tổn thương não và đe dọa tính mạng của trẻ.

Theo các bác sĩ nhi khoa thì dấu hiệu sớm của viêm não tương tự với triệu chứng cúm, có thể phát triển trong vài giờ hoặc vài ngày.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cảm thấy không khỏe.
  • Buồn ngủ hoặc nhầm lẫn.
  • Co giật (có thể ngất xỉu).
  • Không thích ánh đèn sáng.

Nếu trẻ bị các triệu chứng như trên, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Những gợi ý chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thì việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Do đó, thức ăn cho trẻ lúc này cần được lựa chọn hợp lý, ví dụ như: Thức ăn mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi đi qua vết loét. Trẻ sẽ có cảm giác chán ăn khi bệnh, vì thế bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh làm trẻ bị hạ đường huyết khi bỏ cữ. Đặc biệt, không nên ép trẻ ăn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Trẻ sẽ càng sợ ăn hơn.

tre-em-bi-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong
Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết

Lưu ý khi cho trẻ ăn, bố mẹ nên dùng loại thìa nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở trong miệng, lưỡi và môi của con. Điều này sẽ làm con đau đớn và sợ ăn. Tăng cường bổ sung Vitamin C cho trẻ thông quan các loại rau xanh, nước ép hoa quả.

Đối với trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho con bú. Hãy cho bú nhiều và lâu hơn để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Mỗi bữa ăn của trẻ lớn hơn nên cách nhau từ 3 – 4 giờ.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Thắc mắc trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không đã được giải đáp xong. Vậy cần phòng ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách nào? Hiện nay vẫn chưa có vacxin ngăn chặn bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên phụ huynh vẫn có thể chủ động giúp con phòng bệnh bằng cách:

  • Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ: Phụ huynh cần rửa tay với xà phòng trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn cũng như lúc cho bé dùng bữa. Ngoài ra, sau khi thay tã cho con, đi vệ sinh, tiếp xúc với các bọng nước bố mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ.
  • Hãy dùng các chất tẩy rửa thông thường vệ sinh nhà cửa, vật dụng trong nhà thường xuyên.
  • Tránh cho con dùng chung vật dụng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh. Bố mẹ không nên hôn con. Nếu nhà có nhiều trẻ cũng cần dặn dò các con lúc chơi không được hôn nhau.
  • Tránh đưa bé đến nơi đông người khi đang bị bệnh.
  • Hãy tạo cho bé thói quen che mũi và miệng khi ho, hắt hơi.
tre-em-bi-tay-chan-mieng-co-nguy-hiem-khong-9
Hãy rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng rồi có nhiễm bệnh lại không?

Theo các bác sĩ, bé đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Trẻ sẽ tạo ra kháng thể để chống lại một loại virus nhất định khi nhiễm bệnh. Thế nên bé vẫn có thể bị nhiễm bệnh lại từ virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Đặc biệt, bé bị nhiễm HIV, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,… thì lại càng dễ mắc lại bệnh.

Thắc mắc trẻ em bị tay chân miệng có nguy hiểm không đã được giải đáp xong. Mong rằng đã mang đến cho các bậc phụ huynh kiến thức hữu ích. Từ đó có thể chăm sóc con yêu đang bị tay chân miệng thật hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698. Các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu? Gói tầm soát ung thư vòm họng đạt chuẩn 5 sao
Bài viết tiếp theo
Tầm soát ung thư vòm họng bao nhiêu tiền? Địa chỉ ở đâu uy tín?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1