Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không chúng ta cần tìm hiểu về biểu hiện của bệnh trước.
Triệu chứng của bệnh cúm thường bị mọi người nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Trên thực tế, nếu mang ra so sánh sẽ thấy các biểu hiện của cảm cúm có phần nghiêm trọng hơn. Khi trẻ bị nhiễm virus cúm và mắc bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như sau:
Sau 5 – 7 ngày, phần lớn các triệu chứng của cảm cúm như sốt sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, trẻ vẫn mệt mỏi và ho kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ dần biến mất sau 10 – 14 ngày. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bé sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp. Nếu biểu hiện bệnh của con nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể theo dõi và chăm bé ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu con xuất hiện những triệu chứng nặng hơn do cúm, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám, cụ thể là:
Trên đây là những biểu hiện của bé khi mắc cảm cúm. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không? Cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay thôi.
Theo quan niệm dân gian, trẻ sơ sinh không nên tắm khi bị cảm, vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng, khó chữa và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thế nhưng, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không sẽ phụ thuộc vào cách tắm của bố mẹ. Trường hợp tình trạng sức khỏe của con thêm trầm trọng là do bố mẹ đã tắm sai cách như sử dụng nước lạnh, ngâm bé quá lâu và tắm ở nơi không kín gió. Từ đó, khiến bệnh cảm cúm của trẻ chuyển biến xấu đi.
Nếu bố mẹ tắm cho con nhanh chóng bằng nước ấm, trong phòng kín gió thì không sao cả, thậm chí mang đến lợi ích tốt. Bởi cơ thể sẽ được làm sạch, nước ấm khiến mồ hôi tiết ra nhiều, trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó, hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục. Bên cạnh đó, bé có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu kiêng tắm nhiều ngày. Vì thế, trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không? Lời khuyên của bác sĩ là nên các mẹ nhé, với điều kiện phải thực hiện đúng cách.
Các chuyên gia khuyến nghị bố mẹ nên tắm con bằng nước ấm, không nên pha quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này rất quan trọng, vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của con. Ngoài ra, bố mẹ tuyệt đối chỉ tắm trẻ trong phòng kín gió. Vì bệnh cảm cúm sẽ thêm nặng khi có gió lùa qua người bé lúc tắm.
Trước khi tiến hành tắm con, bố mẹ có thể bật máy sưởi hoặc cho chảy nước ấm để làm nhiệt độ căn phòng tăng lên. Nhờ đó, con yêu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Thời gian tắm bé phù hợp là từ 5 – 10 phút. Bố mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc khăn bông, để lau khô và quấn người bé ngay khi tắm xong. Nếu trời lạnh, bố mẹ không nên đưa con ra ngoài sau khi tắm. Trường hợp trong nhà đang bật quạt, mở điều hòa, bạn cần tắt ngay. Bố mẹ nên để con ở trong không gian kín gió một lúc nhằm hỗ trợ cơ thể điều hòa thân nhiệt.
Sau khi giải đáp xong câu hỏi trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc con mắc cảm cúm sao cho khoa học nhất, cụ thể là:
*Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không? Thông thường khi thấy trẻ nóng, các mẹ truyền tai nhau cách đánh cảm tuy nhiên đây là phương pháp thiếu khoa học và không được bác sĩ khuyến cáo.
Việc tìm hiểu trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không và cách chăm sóc con yêu quan trọng, nhưng phương pháp phòng chống bệnh cũng đóng vai trò lớn chẳng kém. Bố mẹ nên lưu ý những biện pháp dưới đây: