Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 30, 2021
Mục Lục Bài Viết
Đi tướt là hiện tượng đi ngoài của trẻ, có phân màu vàng pha xanh giống như hoa cải. Tuy nhiên phân không bị nhầy và sủi bọt giống như khi bị tiêu chảy. Đi tướt là triệu chứng khá phổ biến và bình thường vì thời gian này hệ thống tiêu hóa có sức đề kháng còn yếu nên bé dễ mắc các vấn đề về đường ruột. Nguyên nhân có thể liên quan đến quá trình phát triển hay chế độ dinh dưỡng của bé.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị đi tướt thường có thể chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày, bé vẫn ăn uống và chơi bình thường, không có các triệu chứng bất thường nguy hiểm nào. Lúc này mẹ không cần quá lo lắng, hãy chú ý chăm sóc bé như bình thường. Tuy nhiên, nếu kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác thì nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khác với tiêu chảy trẻ sẽ đi ngoài ra phân lỏng, kèm theo một số biểu hiện như quấy khóc, sốt cao,… Đi tướt có những dấu hiệu dễ nhận biết như sau:
Phân của trẻ sẽ có dạng sền sệt hoặc lỏng, mùi chua, không kèm chất nhầy hay máu.
Trẻ có sức khỏe bình thường sẽ đi tướt khoảng 2 đến 3 lần/ngày. Nếu bé có thể trạng yếu hơn, tần suất đi tướt khoảng 5 đến 7 lần/ngày.
Trẻ có thể bị chảy nước dãi, thường cho đồ vật hay tay vào miệng.
Sức khỏe trẻ gần như bình thường, không bị mệt mỏi hay có dấu hiệu mất nước.
Bé có thể bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, kèm theo dấu hiệu của quá trình mọc răng như sưng nứt lợi.
Trên đây là những biểu hiện điển hình khi trẻ sơ sinh bị đi tướt, mẹ hãy ghi nhớ để nhận biết chính xác và có cách xử lý tốt nhất nhé.
Thông thường, triệu chứng đi tướt xuất phát từ tiến trình phát triển của trẻ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và nhanh chóng hồi phục trong vài ngày. Nên mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị đi tướt quá 1 tuần không hết, kèm theo biểu hiện bất thường như phân lỏng bốc mùi chua tanh, tướt nhiều kèm theo chất nhầy hay máu, sốt cao, bỏ ăn, lười bú, mệt mỏi, quấy khóc,… mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam thăm khám gấp. Vì lúc này, nhiều khả năng bé đã bị rối loạn tiêu hóa, nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi tướt như sau:
Bé mọc răng: Trong quá trình mọc răng trẻ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, đi kèm triệu chứng nứt lợi để răng nhú lên và đó cũng là điều kiện để vi khuẩn tấn công. Lúc này nếu trẻ có sức đề kháng yếu sẽ gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tình trạng đi tướt.
Khi trẻ học lẫy, học bò: Cơ thể trẻ sẽ có những xáo trộn nhất định khi học lẫy (khoảng 3 tháng tuổi) và biết bò (tầm 7 tháng tuổi). Triệu chứng đi tướt là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn này.
Phản ứng với sữa công thức mới: Trẻ sơ sinh có thể bị đi tướt khi mẹ đổi sữa công thức. Vì hệ tiêu hóa non yếu của trẻ chưa kịp thích nghi với những thành phần trong loại sữa mới.
Nếu trẻ sơ sinh bị đi tướt nhưng vẫn có sức khỏe bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, hoạt động hằng ngày, mẹ nên áp dụng một số cách điều trị như sau:
Để hạn chế nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ bổ sung các men vi sinh chứa hai chủng lợi khuẩn L. Rhamnosus LE06 và L. Reuteri LRE02 giúp cải thiện chức năng hoạt động của đường ruột.
Khuấy sữa cho bé theo đúng tỷ lệ được quy định và hãy vệ sinh tay cũng như bình sạch sẽ trước khi pha.
Bổ sung đủ nước cho bé: khi bị tướt bé bị mất nước rất nhiều. Vì thế mẹ cần bổ sung nước cho bé thông qua sữa mẹ hoặc uống nước, đặc biệt là nước đường.
Tránh những thực phẩm cay nóng, có mùi tanh, tính hàn cho bé và mẹ (nếu bé còn bú sữa mẹ).
Giữ vệ sinh hằng ngày cho bé thật tốt. Để ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập, tấn công hệ thông miễn dịch yếu ớt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ cần đảo bảo giữ gìn vệ sinh cho bé tốt, phòng thông thoáng, sạch sẽ, đặc biệt là khâu vệ sinh khi pha sữa, chế biến thức ăn cần được chú trọng.
Trong trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa như đi tướt quá một tuần, phân lỏng kèm chất nhầy hoặc máu, mùi tanh chua, sốt cao, mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước,… mẹ hãy tranh thủ đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và điều trị nhanh chóng.
Khi trẻ sơ sinh bị đi tướt, mẹ hãy cho trẻ bú thường xuyên theo từng cữ nhỏ trong ngày. Vì sữa mẹ sẽ giúp bé nâng cao sức đề kháng và giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu do mất nước.
Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ nên ưu tiên cung cấp những thực phẩm chứa nhiều nước, Protein và bổ sung chất điện giải như chuối, khoai tây, bánh mì, cà rốt, thịt lợn, thịt bò,… Các món ăn này giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe và đi ngoài ra phân cứng hơn không bị lỏng nữa.
Để hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, bạn nên cho trẻ dùng các món như cháo, súp, thực phẩm xay nguyễn,…
Nếu bạn mong muốn trẻ nhanh chóng hết bị tướt và lấy lại sức khỏe thì hãy tránh cho trẻ dùng những món như chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa mẹ, sữa chua), đồ ngọt, nước uống có gas, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất xơ, hải sản,… Vì các món ăn này khiến tình trạng bị tướt thêm trầm trọng.