Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Phải Làm Sao? – Cách Phòng Ngừa!

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Phải Làm Sao? – Cách Phòng Ngừa!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 6, 2021

Tình trạng khản tiếng ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, nhưng khi thấy con mệt mỏi, khó chịu mẹ sẽ vô cùng xót ruột. Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?

Tình trạng khản tiếng ở trẻ sơ sinh

Để biết trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao? mẹ cần hiểu rõ tình trạng hiện tại của trẻ có nghiêm trọng hay không, từ đó mới tìm được cách chữa trị phù hợp.

tre-so-sinh-bi-khan-tieng-phai-lam-sao
Tình trạng trẻ khản giọng thuyên giảm sau vài giờ là dấu hiệu bình thường 

Tình trạng khản giọng bình thường

  • Khản giọng thuyên giảm sau vài giờ.
  • Khản giọng không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Tình trạng khản giọng cần được thăm khám

Nếu tình trạng khản giọng không giảm sau 2 đến 3 ngày kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, cụ thể:

  • Các cơn ho kèm theo đờm đặc, có màu vàng.
  • Cổ họng bị sưng, đau rát.
  • Bị mất giọng, trẻ khó bật ra tiếng.
  • Tình trạng khản giọng không cải thiện sau 2 – 3 ngày và có dấu hiệu nặng hơn.
  • Trẻ xuất hiện các biểu hiện khó thở, không thở đều.
  • Trẻ ho nhiều từng cơn và khạc ra máu.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao? Là băn khoăn của nhiều bà mẹ khi con gặp phải tình trạng này. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

tre-so-sinh-bi-khan-tieng-phai-lam-sao
Nếu trẻ bị khản tiếng, mẹ nên tăng số lần bú 

Khàn giọng do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế mà phương pháp điều trị chắc chắn cũng khác nhau. Điều mẹ cần làm là thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Đồng thời, mẹ cần lưu ý chăm sóc bé đúng cách, cụ thể:

  • Cho trẻ uống đủ nước: Nếu trẻ bị khản tiếng, mẹ nên tăng số lần bú, nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi có thể cho trẻ uống nhiều nước hơn.
  • Sử dụng máy tạo ẩm phun sương: Máy phun sương tạo hơi nước vào không khí xung quanh, có thể giúp bé khắc phục tình trạng khô cổ họng và đường hô hấp.
  • Tránh các chất gây kích ứng: Nếu mẹ biết bé bị dị ứng với các yếu tố nào, thì không để bé tiếp xúc. Đồng thời, trẻ nhỏ cần tránh những nơi có khí bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá,…
  • Kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng đến dây thanh âm: Nếu trẻ khóc nhiều, mẹ cần dỗ dành bé bằng bài hát ru hoặc quấn khăn cho con như bọc kén, tránh để bé khóc thét, ảnh hưởng đến dây thanh âm.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần được rửa tay sau khi chơi ngoài trời. Đồng thời, mẹ nên giữ môi trường xung quanh em bé sạch sẽ. Nếu trong gia đình có người bị cảm thì không cho bé đến gần.
  • Cho bé được tiêm chủng đầy đủ: Việc tiêm phòng cho em bé và gia đình cũng là điều cần thiết để tránh các bệnh nhiễm trùng như cúm và các vấn đề có thể gây cho bé khản giọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khản tiếng ở trẻ

Sau khi được giải đáp trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao? Thì nhiều bà mẹ cũng băn khoăn không biết nguyên nhân gây khản tiếng ở trẻ là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân phổ biến nhất của khản giọng là do lạnh, đôi khi bị cảm kèm theo ho và chảy nước mắt. Tuy nhiên, khản tiếng cũng có thể do một số lý do khác như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Một số bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn có thể dẫn đến viêm thanh quản. Tình trạng viêm thường dẫn đến sưng các dây thanh âm nằm trong thanh quản, từ đó gây khản giọng.
  • Khóc nhiều: Trẻ sơ sinh hay quấy khóc tạo áp lực và làm căng thanh quản, đây là nguyên nhân dẫn đến khản giọng.
  • Nốt thanh quản: Dây thanh âm bị áp lực gây ra các nốt sần và sưng ở rìa. Các nốt sưng tấy này tuy lành tính nhưng có thể gây khàn tiếng mãn tính. Tình trạng này có xu hướng tồi tệ hơn vào buổi tối.
  • Trào ngược thanh quản: Thường xuyên trào ngược axit lên thanh quản có thể gây kích ứng các nốt sần, đây cũng là nguyên nhân gây khản giọng. Tuy nhiên, không giống như các nốt ở dây thanh âm, tình trạng khản tiếng khi trào ngược thanh quản có xu hướng nặng hơn vào buổi sáng.
  • Tổn thương dây thanh: Tổn thương dây thanh có thể dẫn đến khản giọng ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nếu dây thanh phát triển polyp cũng dẫn đến tình trạng này.
  • Chất kích ứng: Khói từ ô tô và thuốc lá, hóa chất, tình trạng ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây kích ứng dây thanh âm, ảnh hưởng đến giọng nói của bé.

Phòng ngừa khản tiếng cho trẻ như thế nào?

Để không phải băn khoăn, lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao? Các bậc phụ huynh nên lưu ý các điểm sau trong việc chăm sóc cho bé, cụ thể:

  • Không sử dụng máy điều hòa xuống ở nhiệt độ quá thấp hoặc thay đổi đổi đột ngột nhiệt độ làm trẻ bị sốc nhiệt.
  • Lưu ý cần mặc cho trẻ quần áo đủ ấm khi trời lạnh.
  • Mẹ không nên tập cho bé uống nước lạnh khi còn nhỏ.
  • Không cho trẻ vào phòng máy lạnh khi mới hoạt động xong, lúc cơ thể còn đẫm mồ hôi.
  • Tạo cho bé không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt tránh mùi khói thuốc.
  • Đối với trường hợp thanh quản nhạy cảm, mẹ nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước của khuỷu và cổ tay nhiều lần. Điều này giúp phòng ngừa khản tiếng ở trẻ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao? Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần được các bác sĩ nhi khoa tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 633 698.
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người