Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 10, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trẻ sơ sinh sôi bụng thường xuyên có thể do sự tắc nghẽn lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở vị trí nào khác trong cơ quan tiêu hóa. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Với những mẹ đang nuôi con bú, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Mẹ ăn thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ nhận nguồn sữa chứa dinh dưỡng từ thực phẩm đó. Vì vậy, nếu mẹ ăn thức ăn lạ, những đồ ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, gỏi, tái sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, làm bé bú vào dễ bị sôi bụng, đi ngoài.
Nhiều trẻ sơ sinh bú bình hoàn toàn hoặc bú bình song song với bú mẹ, nếu núm vú không vừa miệng, mẹ cho bú bình không đúng cách, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày có thể khiến trẻ bị sôi bụng.
Bên cạnh đó, với trẻ bú bình sữa công thức, nếu mẹ pha không theo đúng tỷ lệ, không đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi pha chế cũng sẽ gây ra hiện tượng trên.
Lactose là đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì nguyên nhân nào đó mà trẻ phải bú ngoài quá sớm, cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh (do lactose không được tiêu hóa hết nên tích tụ lại ở ruột).
Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì, chúng ta hãy cùng xem chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ nhé. Theo một số nghiên cứu khoa học, chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số vi chất và hàm lượng sữa tiết ra. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ sẽ cung cấp cho trẻ lượng kháng thể cần thiết. Vì thế, để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học.
Một số lợi ích mà sữa mẹ đem đến cho trẻ điển hình như nguy cơ bị các bệnh tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng, bệnh mạn tĩnh sẽ thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ, hỗ trợ bé phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất.
Mẹ cần biết những biểu hiện điển hình khi bé bị sôi bụng như sau:
Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? Bạn hãy đọc tiếp để biết được câu trả lời nhé!
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ cần xây dựng lại cho mình chế độ ăn hợp lý, để đảm bảo trẻ nhận được nguồn sữa tốt và thanh khiết nhất, điển hình như:
Rau xanh: Chất xơ và Vitamin có trong các loại rau xanh như rau mồng tơi, rau dền, rau chân vịt,.. rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp bé hết sôi bụng, thậm chí là ngăn ngừa chứng táo bón.
Trái cây, rau quả tươi: Ăn nhiều trái cây, rau quả tươi sẽ giúp sữa mẹ có thêm khoáng chất và Vitamin. Khi bé bú sẽ tăng cường sức đề kháng, giảm áp lực cho dạ dày và cải thiện tình trạng sôi bụng nhanh chóng. Đặc biệt là các loại rau quả giúp nhuận tràng như củ dền, khoai lang, đu đủ,…
Sữa chua: Khi mẹ ăn sữa chua sẽ đem đến cho trẻ nhiều lợi khuẩn thông qua sữa mẹ. Từ đó, tình trạng sôi bụng của bé cũng giảm đi đáng kể vì hệ miễn dịch của đường ruột được nâng cao.
Dầu ăn: Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu gạo sẽ tốt cho sức khỏe hơn mỡ lợn. Vì có chứa hàm lượng chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, không gây nóng trong người.
Các loại hạt: Với khả năng nhuận tràng, hạt chia hay hạt lanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ nên ưu tiên đưa vào khẩu phần ăn.
Thịt, cá: Mẹ nên nấu chín thịt, cá không nên ăn tái. Ngoài ra, cần cân đối khẩu phần hợp lý.
Câu hỏi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì đã được giải đáp, bạn hãy tham khảo và áp dụng để giúp trẻ cải thiện sức khỏe nhé.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi trẻ bị sôi bụng, mẹ cần lưu ý tránh dùng các món sau đây:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Để hàm lượng chất béo trong sữa mẹ không tăng quá cao, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, mẹ không nên ăn các món chiên, nướng, có nhiều dầu mỡ.
Gia vị và trái cây gây nóng: Sữa sẽ bị nóng nếu mẹ dùng nhiều gia vị cay, nồng như ớt, tiêu, tỏi, gừng, mù tạt,… và các loại trái cây như mít, sầu riêng, nhãn,…
Đồ ngọt: Trẻ sẽ dễ bị sôi bụng, nếu mẹ dùng quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, mứt, chè,… Vì thế, mẹ hãy hạn chế đưa các món này vào khẩu phần ăn hằng ngày nhé.
Mỡ lợn: Trong mỡ lợn có hàm lượng chất béo rất khó tiêu hóa, đồng thời khiến trẻ gặp nguy cơ bị béo phì cao hơn.
Thịt, cá, trứng chưa chế biến kỹ: Đồ ăn tái, sống có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Do đó, nếu mẹ dùng khi chưa được nấu chín kỹ, lúc bú sữa, bé có khả năng bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sôi bụng.
Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, các chất kích thích sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, mẹ tuyệt đối không được dùng trong thời gian cho trẻ bú nhé.
Mẹ cần ăn uống khoa học hơn: Khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng, nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây, tránh thực phẩm cay nóng, dầu mỡ để chất lượng sữa được tinh khiết, lành mạnh. Giúp trẻ hạn chế tình trạng sôi bụng.
Thay đổi nhãn hiệu sữa: Nếu trẻ bú bình và bị sôi bụng, mẹ hãy thay đổi loại sữa khác, tránh sữa công thức có nhiều đường Lactose.
Tư thế bú cần được thay đổi: Khi cho trẻ bú, mẹ hãy để đầu trẻ cao hơn. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần chọn bình có thiết kế phù hợp, tránh để trẻ nuốt phải khí.
Không cho trẻ bú quá no: Mẹ chỉ nên cho bé bú vừa đủ, sau khi bú xong hỗ trợ bé ợ hơi bằng cách vỗ nhẹ vào lưng, để tránh tình trạng chướng bụng, sôi bụng.
Đưa trẻ đi thăm khám: Khi tình trạng sôi bụng của trẻ kéo dài quá lâu, kèm theo các triệu chứng như sốt, bỏ bú, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc,… Mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.