Uống Thuốc Đông Y Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Uống Thuốc Đông Y Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Vì Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 6, 2021

Thuốc Đông y từ lâu đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng thuốc Đông y được, nhất là người có đề kháng yếu, dễ tổn thương như mẹ bầu. Vậy uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi nếu sử dụng một cách tùy ý, không theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là những vị thuốc mẹ bầu không nên dùng, gồm có:

Thuốc giải biểu

Quế chi: Tính ấm, vị cay ngọt, thuốc có tác dụng giảm đau trong các chứng ứ huyết, bế kinh. Đồng thời, mang đến khả năng giải biểu, hành thủy, ấm thận, ấm kinh thông mạch, làm thông dương khí, tán hàn chủ trị cảm mạo phong hàn.

Thuyền thoái: Có tính hàn, vị mặn, mang đến tác dụng chống viêm, co giật, chữa sốt cao, trấn kinh an thần, giải độc, giải biểu, tán phong nhiệt.

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-4
Quế chi

Thuốc thanh nhiệt

Mẫu đơn bì: Tính hơi hàn, vị đắng, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt giúp trị chảy máu cam, thanh huyết nhiệt, thổ huyết ban chẩn. Đồng thời, thanh can nhiệt giúp chữa chứng đau bụng kinh, hoa mắt đau đầu, sườn đau tức.

Bạch mao căn: Tính hàn, vị ngọt, mang đến tác dụng thanh trừ nhiệt độc cơ thể, tiêu ứ huyết, thanh nhiệt, tư âm. Bên cạnh đó, bạch mao căn làm lương huyết trong trường hợp đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam.

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-1
Bạch mao căn

Thuốc ho

Bán hạ: Là vị thuốc hóa đàm hàn, cay, mang đến tác dụng trừ đàm, ráo thấp, chỉ ho dùng trong các chứng đàm thấp, giáng nghịch, ho nhiều đàm chữa viêm khí quản mạn tính, chỉ nôn, giải độc, tiêu phù giảm đau.

Thường sơn: Tính hàn, vị đắng, hơi độc, quy vào ba kinh Phế, Tâm, Can. Mang đến tác dụng làm đờm nôn ra, chữa sốt rét, tiêu đờm, giảm cảm giác bứt rứt, khó chịu.

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-3
Bán hạ

Thuốc an thần khai khiếu, tức phong, bình can

Toàn yết: Tính bình, hơi cay, vị mặn, có tác dụng chỉ kinh, tắt phong giúp chữa bệnh uốn ván, trúng phong, hoạt lạc thông kinh, điên giản chân tay co quắp, giải độc, giảm đau, trị sang lở mụn nhọt. Phụ nữ mang thai, người huyết hư không được dùng thuốc. Lúc này, uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi.

Băng phiến: Kết tinh từ tinh dầu đại bi, tính hơi hàn, vị cay đắng, mang đến công dụng khai khiếu, tiên tán màng mộng, chữa mắt đau đỏ.

Xạ hương: Tính ấm, vị cay, có công năng chữa chứng kinh phong, trúng phong, hôn mê, điên giản.

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-2
Xạ hương

Thuốc hành khí

Hậu phác: Tính ấm, vị cay, mang đến tác dụng hóa thấp, hành khí, vị hàn thấp khí trệ, ăn uống không tiêu, ngực bụng đầy tức.

Chỉ thực: Tính hàn, vị đắng, có công dụng phá khí tiêu ích khi đại tiện bí kết tỳ hư, ngực bụng đầy trướng, ứ trệ, khó thở do ho nhiều đàm, lồng ngực đầy tức, giảm đau, lỵ lâu ngày, ăn không tiêu.

Huyền hồ: Mang đến công năng chỉ đau, lợi khí, hoạt huyết tán ứ. Có thể hành được khí trệ trong huyết, thông tiểu tiện, huyết trệ trong khí, trừ phong. Hỗ trợ điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, huyết kết, khí rong, huyết chát đọng lại, chấn thương bầm tím. Huyền hồ là vị thuốc hoạt huyết lợi khí nhất, song lại dễ gây sảy thai. Đây là tình huống điển hình cho việc uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi.

Đào nhân: Tính bình, vị ngọt, đắng, có tác dụng khử ứ, hoạt huyết chữa các bệnh về kinh nguyệt hoặc ứ huyết sau sinh. Đồng thời, làm nhuận tràng, chống viêm, giảm đau, thông tiện. Tuy nhiên, do khả năng khử ứ, hoạt huyết nên dễ làm sảy thai. Trường hợp này uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi.

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-5
Đào nhân

Hồng hoa: Tính ấm, vị cay, mang đến công năng giải độc trong trường hợp thai chết lưu, sưng đau, khử ứ huyết, hoạt huyết thông kinh. Ngoài ra, hồng hoa còn làm tử cung gia tăng sự co bóp, nên phụ nữ có thai không được dùng.

Ngưu tất: Tính bình, vị đắng chua, sở hữu khả năng thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết, chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Bên cạnh đó, làm kiện cốt, thư cân, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về khớp, đặc biệt là khớp chân. Ngoài ra, còn chống viêm, giải độc, hạ áp, lợi niệu, chỉ huyết. Thế nhưng, ngưu tất không tốt cho phụ nữ mang thai, vì làm hoạt huyết, tăng co bóp tử cung.

Ích mẫu: Tính mát, hơi đắng, vị cay, mang đến tác dụng thông kinh, hành huyết chữa kinh nguyệt không đều, ứ huyết sau sinh, trị mụn nhọt sang lở, giải độc, tiêu thũng, lợi thủy.

Nhũ hương: Là loại nhựa có tính ôn, vị đắng, mang đến công dụng thông kinh lạc, hoạt huyết hành khí, giảm đau, chữa khí huyết ứ trệ gây đau đớn.

Hoa hòe: Tính hàn, vị đắng, quy vào hai kinh Can và Đại trường. Sở hữu tác dụng chỉ huyết, lương huyết, trị huyết nhiệt gây xuất huyết, bình can, thanh nhiệt, hạ áp, chống viêm, thanh phế, chữa đau thắt mạch vành.

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-6
Hoa hòe

Thuốc tả hạ

Đại hoàng: Tính hàn, vị đắng, có tác dụng trục ứ thông kinh, giải độc, tả hỏa, thông tiện, thanh tràng.

Mang tiêu: Vị mặn, cay, sở hữu khả năng thanh tràng thông tiện, ứng dụng chữa chứng đại tràng bí kết, vị tràng thực nhiệt.

Phan tả diệp: Vị đắng, cay, có công dụng thông tiện, thanh tràng chữa chứng nhiệt tích gây bí kết đại tràng, táo bón. Đồng thời làm kiện vị, bụng trướng to, chữa thủy thũng, tả tích trệ, tiêu thực.

Khiên ngưu tử: Tính hàn, vị đắng, có độc, mang đến tác dụng tả hạ, trục thủy điều trị chứng đại tiểu tiện bí kết, trị giun đũa, sát trùng.

Thương lục: Tính hàn, vị đắng, có độc giúp tả hạ, trục thủy, sát trùng, hỗ trợ chữa mụn nhọt sưng phù, đau đớn và trị giun.

Thông thảo: Tính lạnh, vị ngọt, sở hữu khả năng thanh thấp nhiệt lợi tiểu, lợi thủy, tiêu thủy thũng, chữa chứng thông kinh bế ở phụ nữ, tắt sữa, đồng thời gây co tử cung dẫn đến tình trạng thúc đẻ nhanh.

Trên đây là những loại thuốc Đông y tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu và em bé trong bụng. Tùy theo liều lượng sử dụng, mức độ gây hại sẽ có phần khác nhau. Uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi, thế nên mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng. Trường hợp muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào, cần có chỉ định từ bác sĩ, để tránh gây ra tình trạng sảy thai, sinh non,… vô cùng nguy hiểm.

Tác dụng của thuốc Đông y khi mang thai

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-8
Thuốc Đông y vẫn mang đến lợi ích cho mẹ bầu nếu sử dụng đúng cách

Mặc dù uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng chúng vẫn mang đến những tác dụng tốt nếu dùng đúng loại và liều lượng phù hợp. Bênh cạnh viêc chữa trị một số bệnh lý, mẹ bầu thường chọn thuốc Đông y để bồi bổ cho cơ thể. Đương nhiên, trước khi sử dụng, mẹ bầu vẫn cần được chỉ định từ bác sĩ. Thai phụ được khuyến khích sử dụng thuốc bổ Đông y trong những trường hợp dưới đây:

Trạng thái sinh lý của mẹ bầu thay đổi rất lớn trong thai kỳ. Các cơ quan phải hoạt động với tần suất cao hơn bình thường, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên nhằm đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và mẹ bầu. Do đó, thai phụ cũng dễ lâm vào tình trạng suy nhược, nên cần phải bồi bổ.

Trong thai kỳ, mẹ bầu dễ đối mặt với triệu chứng như ốm nghén, tử giản (sản giật), trụy thai (sinh non, sảy thai), băng huyết, động thai, tiểu khó,… Vì thế, mẹ bầu cần tăng cường thực dưỡng qua khẩu phần ăn uống hàng ngày, đồng thời kết hợp với dược dưỡng như dùng thuốc bổ Đông y, nhằm dự phòng cũng như điều trị các triệu chứng diễn ra trong thai kỳ.

Dùng thuốc Đông y khi có thai vẫn mang đến công dụng tích cực. Nhưng mẹ bầu phải tuân thủ những nguyên tác cần thiết trong y học. Chỉ khi thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, thì việc uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi mới không còn là vấn đề phải lo nghĩ nữa.

Vậy có nên uống thuốc Đông y khi mang thai không?

uong-thuoc-dong-y-co-anh-huong-den-thai-nhi-9
Mẹ bầu cần nhận tư vấn của bác sĩ trước khi uống thuốc Đông y

Uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi và cũng mang lại những lợi ích nhất định. Vậy có nên uống thuốc Đông y khi mang thai không? Thuốc Đông y cũng rất cần thiết với người đang mắc bệnh hay cần tẩm bổ. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc nhất định phải thận trọng và tuân theo chỉ định từ các bác sĩ, nhất là phụ nữ mang thai. Vì thể trạng vốn có hệ miện dịch suy yếu, nếu chẳng may gặp bất lợi về sức khỏe sẽ tác động trực tiếp đến thai nhi.

Trong Đông y, nhiều loại thuốc rất tốt cho mẹ bầu, nhưng cũng có thuốc tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm. Với những biến đổi về tâm sinh lý, cơ thể phải hoạt động với năng suất cao, nên mẹ bầu cần cung cấp nhiều dưỡng chất để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, thể trạng dễ bị suy nhược, đối mặt với triệu chứng ốm nghén cũng như những vấn đề khác càng khiến thai phụ thêm kiệt sức, về lâu dài em bé sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên việc bồi bổ bằng thuốc Đông y cũng vô cùng cần thiết.

Tóm lại, uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bầu chủ quan trong quá trình sử dụng. Nếu lắng nghe tư vấn của bác sĩ, uống thuốc đúng liệu trình nhằm mục đích bồi bổ, chữa bệnh đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích. Do đó, dùng thuốc Đông y lợi hay hại hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn và hành động của mẹ bầu.

Bạn thấy đấy, uống thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi nếu không tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ. Nhưng nếu dùng thuốc Đông y đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe em bé và mẹ bầu. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn khi sử dụng thuốc Đông y, hỗ trợ thai kỳ thêm thuận lợi. Để nhận tư vấn khác từ chuyên gia, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ