Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 12 11, 2024
Mục Lục Bài Viết
Vaccine phế cầu là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, được nghiên cứu sản xuất nhằm mục đích kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae – nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa,… Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với các đối tượng yếu thế bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người trên 65 tuổi và người mắc bệnh nền mạn tính.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vắc xin phế cầu có thể tạo ra “miễn dịch chéo không đặc hiệu” với COVID-19, bảo vệ phổi và tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, đặc biệt quan trọng cho những nhóm dễ bị tổn thương trong các giai đoạn dịch bệnh phức tạp.
Vắc xin phế cầu được khuyến cáo tiêm chủng cho nhóm đối tượng trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn, bác sĩ chỉ định tiêm vào vùng cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước – bên đùi của trẻ. Có thể tiêm vắc xin phế cầu cùng lúc hoặc riêng lẻ với các loại vắc xin khác.
Tiêm vắc xin phế cầu tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với chi phí điều trị bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 1 USD (khoảng 24.000 đồng) chi cho vắc xin có thể tiết kiệm được 16 USD (khoảng 400.000 đồng) chi phí điều trị. Theo một nghiên cứu thực hiện tại Canada trong 19 năm, được xuất bản năm 2022, chi phí điều trị cho 6,3 ca bệnh phế cầu nhập viện lên tới 7,9 tỷ USD. Ngoài lợi ích bảo vệ sức khỏe thông qua việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng, di chứng không thể phục hồi, vắc xin phế cầu còn góp phần quan trọng trong việc giảm gánh nặng kinh tế cho công tác điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vaccine phế cầu phát huy tác dụng thông qua việc kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ nhờ thành phần polysaccharide dạng nang – một thành phần cốt lõi của vi khuẩn phế cầu. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, hệ miễn dịch nhận diện các kháng nguyên polysaccharide này như những vật thể lạ cần loại bỏ và bắt đầu tạo ra các kháng thể đặc hiệu để tấn công và đào thảo chúng.
Quá trình miễn dịch diễn ra một cách chính xác và hiệu quả khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể đặc hiệu nhắm vào từng dạng polysaccharide cụ thể của vi khuẩn. Sau đó, Opsonin hóa diễn ra, quá trình các kháng thể giúp hệ thống miễn dịch “đánh dấu” vi khuẩn, biến chúng thành mục tiêu để các tế bào miễn dịch sát thủ thực bào nhận biết và tiến hành “nuốt chửng” chúng, các kháng thể tạo ra sẽ gắn vào polysaccharide trên bề mặt của vi khuẩn và cố định bổ thể – một loạt protein trong plasma máu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách kích hoạt các phản ứng hóa học.
Đặc biệt, vaccine phế cầu có khả năng giúp cơ thể xây dựng một hệ thống miễn dịch bền vững lâu dài. Điều này có nghĩa là trong tương lai, mỗi khi cơ thể tiếp xúc với các chủng vi khuẩn phế cầu đã được tiêm phòng, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận ra và kích hoạt các phản ứng miễn dịch cần thiết, từ đó ngăn chặn hiệu quả nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn.
Hiện đã xác định được hơn 90 loại huyết thanh phế cầu khuẩn. Phần lớn các tuýp huyết thanh gây bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như 3, 4, 6B, 9V, 14, 18C, 19F và 23F đều đã có trong vắc xin phế cầu, chiếm 90% trường hợp nhiễm trùng ở trẻ em và 60% ở người lớn. Vậy, vắc xin phế cầu phòng bệnh gì?
Vắc xin phế cầu đã và đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, đã chứng minh hiệu quả và tính an toàn cao trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết. Đặc biệt, đối với người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính, vắc xin giúp giảm nguy cơ nhập viện do các cơn bệnh cấp tính và tiết kiệm chi phí điều trị.
Nếu không chủ động phòng ngừa bằng vắc xin, khi mắc bệnh, người bệnh có thể phải đối mặt với quá trình điều trị phức tạp, đòi hỏi sử dụng kháng sinh liều cao, mạnh và phối hợp nhiều loại, dẫn đến chi phí điều trị tăng cao, thời gian điều trị kéo dài mà hiệu quả điều trị vẫn chưa chắc chắn.
Hiệu quả của vắc xin phế cầu khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin và thể trạng mỗi người. Tuy nhiên, nếu tiêm đúng lịch, vắc xin có thể bảo vệ trong nhiều năm, thậm chí suốt đời (tùy thuộc vào công nghệ sản xuất của từng loại vắc xin phế cầu).
Hiện tại, Việt Nam đang lưu hành rộng rãi 3 loại vắc xin phế cầu, bao gồm:
Vắc xin phế cầu 13 được nghiên cứu và phát triển bởi một tập đoàn đa quốc gia về dược phẩm và công nghệ sinh học – Pfizer (Mỹ), được sản xuất tại quốc gia Bỉ. Đây là vắc xin cộng hợp có khả năng phòng ngừa được 13 chủng vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) gồm 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F gây các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm trùng máu,…
Vắc xin chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền. Đặc biệt, các nghiên cho thấy vắc xin Phế cầu 13 có khả năng tạo “miễn dịch chéo không đặc hiệu” với Covid-19.
Vắc xin phế cầu 10 có tên Synflorix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ, có khả năng phòng tránh 10 chủng vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) gồm 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F gây các bệnh như: nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp, viêm phổi, viêm màng não, hội chứng nhiễm trùng,…
Vắc xin phế cầu 10 (Bỉ) chỉ định cho trẻ em từ 2 tháng tuổi (sớm nhất từ 6 tuần tuổi) trở lên cho đến trước sinh nhật lần thứ 6.
Nguồn tham khảo: