Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 12 11, 2024
Mục Lục Bài Viết
BS Huỳnh Trần An Khương – Quản lý Y khoa vùng 2 Hồ Chí MInh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không đáp ứng miễn dịch do nhiều yếu tố như còn tồn lưu miễn dịch được mẹ truyền sang trong giai đoạn mang thai, điều kiện về sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin… Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi chính là cơ hội thứ hai giúp cơ thể trẻ hình thành miễn dịch đối với những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó gia tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch cộng động trên 95%”.
Trẻ em cần tiêm 2-3 mũi vắc xin sởi theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả bảo vệ tối đa. Việc tiêm vắc xin sởi là bắt buộc, nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TMCR).
Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin sởi bao gồm vắc xin sởi đơn và vắc xin phối hợp dành cho mọi lứa tuổi. Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam sử dụng Vắc xin phối hợp 2 trong 1 phòng sởi – rubella MRVAC (Việt Nam) và vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam).
Ngoài ra, còn có các loại vắc xin dịch vụ khác như:
Lịch tiêm cụ thể có thể thay đổi đôi chút tùy theo chương trình tiêm chủng quốc gia và khuyến cáo của các nhà sản xuất vắc xin với số mũi cần tiêm cụ thể như sau:
Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) được dùng để chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và những người chưa có kháng thể chống sởi. Theo khuyến cáo của Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ cần tiêm 2 mũi vắc xin với lịch tiêm cụ thể như sau:
Để bảo vệ trẻ toàn diện hơn khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, quai bị và rubella trong những năm đầu đời, các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp tiêm vắc xin sởi đơn MVVac với vắc xin phối hợp 3 trong 1 phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) như sau:
Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin sởi đơn MVVac được niêm yết công khia trên website gồm: MVVac (5ml) giá 396.000 đồng và MVVac (0.5ml) có giá 265.000 đồng.
Vắc xin sởi tiêm mấy mũi là đủ? Vắc xin phối hợp MMR-II của Mỹ là vắc xin sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa 3 bệnh Sởi, Quai bị và Rubella, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Nhà sản xuất khuyến cáo cần tiêm 2 mũi vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella (MMR-II) với lịch tiêm cụ thể như sau:
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi chưa từng được tiêm vắc xin sởi đơn hoặc MMR-II sẽ có lịch tiêm cụ thể:
Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn, vắc xin MMR-II được tiêm 2 mũi. Cụ thể:
Trong trường hợp dịch sởi, trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần được tiêm chủng.
Trong vùng dịch sởi, trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể được các cơ quan y tế địa phương khuyến cáo tiêm vắc xin sởi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 12-15 tháng tuổi và mũi tái chủng khi trẻ 4-6 tuổi. Tại trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin MMR II (Mỹ) có giá 445.000 đồng được niêm yết trên website.
Vắc xin MMR là vắc xin kết hợp phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gồm Sởi, Quai bị và Rubella. Vắc xin đáp ứng các tiêu chuẩn của W.H.O khi kiểm tra bằng các phương pháp theo hướng dẫn trong tạp chí W.H.O TRS 840 (1994). Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) khuyến cáo nên tiêm 2 mũi vắc xin MMR.
Lịch tiêm cụ thể như sau:
Vắc xin Priorix là vắc xin thế hệ mới đầu tiên phòng ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella hiệu quả, được tiêm ngừa sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.
Trẻ cần tiêm 2 mũi vắc xin Priorix với lịch tiêm như sau:
Đối tượng tiêm chủng là trẻ em từ 9 đến dưới 12 tháng tuổi, chưa từng được tiêm vắc xin sởi hoặc MMR-II
Phác đồ tiêm gồm 3 mũi:
Trẻ em từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi
Phác đồ 2 mũi:
Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn
Phác đồ tiêm chủng gồm 2 mũi:
Tại trung tâm tiêm chủng VNVC, giá niêm yết của vắc xin Priorix (Bỉ) là 495.000 đồng được niêm yết trên website.
Vắc xin sởi thường cần tiêm mũi nhắc lại để đảm bảo hiệu quả bảo vệ lâu dài, kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch sởi trong cộng đồng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tiêm vắc xin sởi ở thời điểm 9 tháng tuổi, chỉ khoảng 85% trẻ phát triển được đáp ứng miễn dịch. Phần còn lại, khoảng 15% trẻ không tạo được đáp ứng miễn dịch do nhiều nguyên nhân như sự tồn tại của kháng thể từ mẹ truyền sang trong thai kỳ, tình trạng sức khỏe của trẻ, và các yếu tố liên quan đến bảo quản vắc xin.
Do đó, việc tiêm vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi được xem như một cơ hội thứ hai kích thích hình thành miễn dịch ở những trẻ chưa có phản ứng với mũi tiêm đầu tiên hoặc chưa từng được tiêm vắc xin sởi. Tiêm vắc xin sởi nhắc lại nhằm nâng cao tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%, phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả hơn.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, mù lòa,… Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về mũi tiêm ngừa bệnh sởi.
Theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tiêm một mũi vắc xin sởi chỉ có thể cung cấp một mức độ bảo vệ nhất định (80-85%). Điều này có nghĩa, miễn dịch từ một mũi tiêm không đủ mạnh, khiến người đã tiêm vẫn có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với virus sởi. Do đó, cần phải tiêm đủ các mũi vắc xin sởi theo khuyến cáo để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu.
Tiêm mũi thứ hai, thứ ba và các mũi nhắc theo khuyến cáo giúp tăng cường khả năng miễn dịch cá nhân và cộng đồng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh bằng cách củng cố miễn dịch cho những người chưa đạt đủ kháng thể sau mũi đầu tiên và nâng cao mức độ bảo vệ chung.
Dưới góc độ khoa học, việc tiêm đủ liều vắc xin sởi mang lại lợi ích kép: vừa bảo vệ cá nhân, vừa góp phần tạo “miễn dịch cộng đồng” để bảo vệ những người không thể tiêm chủng vì nguyên nhân y khoa. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch sởi đang quay trở lại ở một số khu vực do tỷ lệ tiêm chủng suy giảm. Tóm lại, việc tiêm đủ mũi, đúng lịch là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
Vắc xin sởi là vắc xin virus sống giảm độc lực, có nghĩa là nó chứa virus sởi đã được làm yếu nhưng vẫn đủ mạnh để kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể, tạo miễn dịch bền vững. Tuy nhiên, do đặc tính này, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin sởi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà sản xuất vắc xin khuyến cáo không tiêm vắc xin sởi trong thai kỳ. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để tiêm phòng sởi tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng trước khi có kế hoạch mang thai. Khoảng thời gian này cho phép cơ thể sản sinh đủ kháng thể chống lại virus sởi mà không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trong trường hợp lỡ tiêm vắc xin sởi mới phát hiện có thai (thời gian từ lúc tiêm đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc thai kỳ phù hợp. Theo thông tin được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2022, không có bằng chứng cho thấy việc tiêm vắc xin sởi trong thai kỳ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi, nhưng cần sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu, em bé cũng như phát huy hiệu quả bảo vệ tốt nhất của vắc xin. Khi người mẹ được tiêm vắc xin, kháng thể được tạo ra sẽ bảo vệ người mẹ khỏi bệnh sởi, và một lượng nhỏ kháng thể có thể được truyền qua sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời chưa đủ tuổi tiêm chủng.
Giống như các loại vắc xin khác, tiêm vắc xin sởi có thể khiến trẻ cảm thấy đau nhẹ tại chỗ tiêm, tuy nhiên cơn đau này thường nhanh chóng qua đi và không đáng kể. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, tâm lý lo lắng và sợ hãi trước khi tiêm có thể làm cho quá trình tiêm chủng trở nên khó khăn hơn bình thường.
Để giúp trẻ bớt khó chịu, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp như giữ trẻ ở tư thế thoải mái và trò chuyện để phân tán sự chú ý của trẻ trước và sau khi tiêm. Nếu có hiện tượng sưng hoặc đau tại chỗ tiêm, có thể chườm mát bằng khăn sạch, mềm. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên áp dụng các biện pháp chưa được khoa học chứng minh như thoa dầu, đắp khoai tây, lá cây hay nặn chanh lên vết tiêm, vì những cách này có thể gây nhiễm trùng hoặc thậm chí dẫn đến áp xe vết tiêm rất nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc “Vắc xin sởi tiêm mấy mũi là đủ?”. Chuyên gia khuyến cáo, trẻ em từ 9 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người trưởng thành, người cao tuổi, người có bệnh nền, sức đề kháng yếu cần chủ động tiêm ngừa đầy đủ từ 2 mũi vắc xin sởi để tạo miễn dịch chủ động, bảo vệ bản thân và cộng đồng trước nguy cơ mắc bệnh sởi.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.