Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 7, 2023
Mục Lục Bài Viết
Thương hàn đã và đang là nỗi lo của toàn bộ thế giới, ước tính mỗi năm có đến 200.000 người mất vì căn bệnh này. Sốt thương hàn dễ bùng dịch tại những quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo thống kê tại Việt Nam, bệnh thương hàn từng phát triển thành dịch ở vài tỉnh phía Bắc cũng như một số nơi trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vậy thương hàn là gì, đặc điểm khi mắc bệnh, nguồn truyền nhiễm, phương thức lây truyền như thế nào?
Thương hàn hay sốt thương hàn là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính có tác nhân đến từ khuẩn Salmonella. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt cao kéo dài, rối loạn tiêu hóa, chán ăn. Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ 1 đến 2 tuần kể từ khi người bệnh nhiễm khuẩn.
Thương hàn xuất hiện quanh năm và phổ biến vào mùa hè hoặc sau mùa mưa. Điều kiện sinh hoạt ô nhiễm, nguồn thực phẩm và nước không đảm bảo vệ sinh là những yếu tố khiến bệnh bùng phát, hình thành dịch. Độ tuổi nhiễm khuẩn thường gặp dao động từ 15 – 30 tuổi. Đây cũng là nhóm đối tượng học tập và làm việc trong những môi trường kém an toàn.
Bệnh nhân mắc thương hàn thường xuất hiện các biểu hiện khác nhau tùy vào thể trạng của mỗi người. Các triệu chứng phổ biến do khuẩn Salmonella gây ra chủ yếu gồm:
Sốt thương hàn dễ điều trị nếu phát hiện sớm, nhất là ở tuần đầu tiên kể từ khi cơ thể có các triệu chứng của bệnh. Nếu bỏ qua giai đoạn vàng này, tỷ lệ xuất hiện các biến chứng của thương hàn khá cao, nghiêm trọng nhất là viêm màng não, xương tủy, thủng ruột.
Nguồn truyền nhiễm chủ yếu đến từ bệnh nhân có khả năng lây cho người khác trong thời gian ủ bệnh. Ngoài ra, người đã điều trị khỏi vẫn có khả năng truyền cho người khác vì vẫn mang khuẩn Salmonella. Bệnh nhân có thể đào thải khuẩn thương hàn ra ngoài môi trường từ 2 – 3 tuần đến 2 – 3 tháng.
Bệnh nhân sốt thương hàn do ăn thực phẩm hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là trứng, thịt gia cầm, thịt bò, sữa,… Khuẩn Salmonella có thể sinh sôi mạnh trong sữa và các chế phẩm mà không làm thay đổi mùi vị hoặc tính chất. Do đó người dân có thể phòng tránh bệnh bằng cách thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi.
Ngoài ra, thương hàn có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, chất thải, vật dụng bị nhiễm khuẩn từ bệnh nhân. Sốt thương hàn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là các đối tượng từ 15 – 30 tuổi.
Cách phòng ngừa thương hàn hữu hiệu nhất chính là tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trẻ em vì nhóm đối tượng này dễ bị ảnh hưởng nhất bởi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, em bé cũng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện do đó nếu mắc thương hàn thì hậu quả khó lường. Việt Nam hiện đang có 2 loại vắc xin sốt thương hàn được cấp phép, sử dụng phổ biến là TYPHIM Vi và Typhoid Vi.
Vắc xin TYPHYM Vi được bào chế từ các kháng nguyên đã bị ức chế của trực khuẩn Salmonella do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Vắc xin này được sử dụng qua đường tiêm, chống chỉ định đối với những trường hợp:
Vắc xin Typhoid Vi được sản xuất bởi Viện Pasteur Đà Lạt (nhà sản xuất vắc xin và sinh phẩm uy tín tại Việt Nam). Typhoid Vi chống chỉ định đối với những trường hợp:
Sốt thương hàn vẫn được xem là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á, châu Phi, Nam Mỹ. Mỗi năm, thế giới có hơn 20 triệu bệnh nhân và tử vong hơn 200.000 người.
Việt Nam đang có xu hướng phủ rộng bệnh khắp các tỉnh thành và chủ yếu ở khu vực phía Nam. Tại miền Bắc, bệnh xảy ra vào mùa hè. Trong khi đó ở phía Nam, sốt thương hàn xuất hiện quanh năm, nhiều hơn vào mùa mưa.
Từ khi vắc xin được nghiên cứu và sản xuất thành công, tỷ lệ bệnh nhân đã giảm đi rất nhiều, các biến chứng không còn cao như trước. Tuy nhiên, thương hàn vẫn nằm trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm vì thế tiêm phòng là phương pháp tối ưu để bảo vệ bản thân và gia đình.
Vắc xin ngừa khuẩn Salmonella được tiêm cho cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Vắc xin sẽ có công hiệu giảm dần sau 3 năm nên mỗi cá nhân hãy cân nhắc đi tiêm lại 3 năm 1 lần. Vậy vắc xin thương hàn giá bao nhiêu tiền?
Tùy theo chủng loại, cơ sở tiêm chủng, giá tiêm vắc xin TYPHYM Vi và Typhoid Vi sẽ có giá chênh lệch khác nhau, dao động từ 150.000 – 300.000 đồng/mũi. Phụ huynh có thể tham khảo tại các trung tâm y tế, tiêm chủng lớn tại Việt Nam để tìm được cơ sở phù hợp với trẻ con, bản thân và gia đình.
Bên cạnh vấn đề vắc xin thương hàn giá bao nhiêu, tiêm chủng ở đâu cũng là mối bận tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh. Cha mẹ có thể liên hệ các trung tâm y tế hoặc tiêm chủng trên toàn quốc. Điều quan trọng nhất là cần tìm hiểu rõ cơ sở để đảm bảo chất lượng và an toàn khi tiêm chủng thương hàn. Đa khoa Phương Nam xin gợi ý những nơi tiêm phòng quý phụ huynh có thể tham khảo:
Bộ Y Tế Việt Nam thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng theo quyết định 845/2010/QĐ-BYT quy định những loại vắc xin cần thiết với trẻ em:
Đối với trẻ em từ 3 – 10 tuổi ở vùng có nguy cơ dịch thương hàn cao được tiêm chủng vắc xin miễn phí tại các trung tâm y tế xã, phường hoặc quận, huyện trên cả nước. Các bậc phụ huynh ở khu vực này cần theo dõi và cập nhật lịch tiêm chủng tại những cơ sở y tế địa phương.
Chỉ sau 5 năm thành lập, hệ thống VNVC đã có 100 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc từ Bắc ra Nam. Là chuỗi cơ sở y tế hàng đầu Việt Nam, VNVC không chỉ mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh.Tại hệ thống VNVC, mọi người đều được:
VNVC sở hữu cơ sở vật chất cũng như chất lượng dịch vụ 5 sao, giá vắc xin cạnh tranh và được dùng các tiện ích kèm theo miễn phí như: Thăm khám sàng lọc, khu vui chơi, nước uống, wifi, phòng riêng cho mẹ và bé,… Đồng thời vắc xin tại đây được bảo quản kỹ lưỡng, nên sẽ phát huy tối đa tác dụng phòng bệnh thương hàn cho trẻ.
Bên cạnh câu hỏi vắc xin thương hàn giá bao nhiêu, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề khi tiêm loại vắc xin này. Tương tự với những vắc xin khác, vắc xin thương hàn cũng có nguy cơ gây ra phản ứng phụ. Triệu chứng rõ nét hay không sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ và bản thân, quý phụ huynh hãy ghi nhớ các thông tin dưới đây khi chủng ngừa vắc xin thương hàn:
Đối tượng tiêm:
Chống chỉ định với các đối tượng:
Sau khi tiêm chủng, tùy theo thể trạng mỗi người có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Ngoài lịch tiêm chủng, đối tượng dùng vắc xin, tác dụng phụ có thể xảy ra, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý những điều dưới đây: