Vắc xin Vaxigrip đang được ứng dụng và chủng ngừa rộng rãi để phòng chống bệnh cúm. Tuy nhiên, thông tin về loại vắc xin này vẫn chưa nhiều, khiến mọi người hoang mang khi muốn tiêm ngừa. Vì thế, bạn hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu một số thông tin về vắc xin Vaxigrip trong bài viết này nhé!
Cúm là một bệnh lý truyền nhiễm cho các chủng virus cúm Influenza gây ra. Nó là bệnh xảy ra theo mùa, thường xuất hiện vào mùa đông. Chúng có khả năng lây lan qua đường hô hấp rất nhanh chóng. Bệnh cúm có thể gây ra biến chứng nặng trên đường hô hấp, thậm chí đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là với những đối tượng có hệ miễn dịch kém.
Thành phần
Vắc xin Vaxigrip là virus cúm sau khi được nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Sau đó nó được tách ra, bất hoạt và tiến hành tinh chế. Virus cúm được dùng là các chủng thường gây bệnh.
Công dụng
Vắc xin Vaxigrip (Pháp) tạo ra hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh cúm mùa do các chủng virus có trong thành phần của vắc xin gây ra đồng thời phòng ngừa những biến chứng của bệnh. Vắc xin được chỉ định dùng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Liều dùng và cách dùng
Dưới đây là liều dùng và cách dùng của vắc xin Vaxigrip:
Liều dùng
Trẻ nhỏ từ 6 – 35 tháng chủng ngừa 1 liều 0,25 ml.
Trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn tiêm 1 liều 0,5 ml.
Trẻ em dưới 9 tuổi trước đây chưa từng tiêm vắc xin cúm hoặc chưa bị cúm nên tiêm 2 mũi. Mũi thứ 2 nên cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.
Thời gian duy trì miễn dịch của vắc xin thường tồn tại trong khoảng 6 – 12 tháng. Do đó, bạn cần chủng ngừa cúm hàng năm.
Cách dùng
Vắc xin được sâu dưới da hay tiêm bắp.
Nên để vắc xin trở về nhiệt độ phòng trước khi dùng. Vắc xin cần được lắc kỹ đến khi đạt được một hỗn dịch đồng nhất.
Sát trùng vị trí chủng ngừa.
Tiêm vắc xin vào vị trí đã sát trùng và phải sử dụng liều đúng với độ tuổi.
Tác dụng phụ của vắc xin cúm Vaxigrip
Những tác dụng phụ được ghi nhận có liên quan đến vắc xin Vaxigrip bao gồm:
Phản ứng toàn thân: Đau cơ, đau khớp, tăng tiết mồ hôi, đau đầu, mệt mỏi, run rẩy, khó chịu, sốt; rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chán ăn; trẻ bỏ bú, quấy khóc,… Những phản ứng này thường sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày mà không cần tiến hành chữa trị.
Phản ứng sau tiêm ít gặp: Sưng hạch ở bẹn, nách, cổ; mày đay, nôn, triệu chứng giống cúm; nóng chỗ tiêm, xuất huyết.
Các phản ứng hiếm gặp: Rối loạn thần kinh, co giật hay giảm tiểu cầu thoáng qua (tiểu cầu bị giảm là những tế bào có vai trò quan trọng trong việc đông máu), rối loạn cảm giác (rối loạn về sự cảm nhận đối với chuyển động, nhiệt độ, cảm giác khi sờ hoặc đau), đau dây thần kinh (đau khu trú dọc theo đường đi của dây thần kinh).
Phản ứng dị ứng (hiếm khi xuất hiện), dẫn đến tình trạng sốc.
Các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Vaxigrip
Vắc xin Vaxigrip được đánh giá là lành tính và an toàn. Tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra phản ứng quá mẫn với những đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bao gồm: Octoxynol-9, Formaldehyde, Ovalbumin, Neomycin, Protein của gà. Bên cạnh đó, những đối tượng dưới đây nên hoãn tiêm vắc xin Vaxigrip để tránh nguy cơ gặp phải biến chứng như:
Người đang bị bệnh cấp tính, nhất là bệnh về đường hô hấp hoặc sốt cao.
Người bị bệnh huyết học, nhất là rối loạn đông cầm máu.
Người bị suy giảm miễn dịch, nhất là trong các bệnh nội khoa nghiêm trọng mãn tính, HIV, dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch trong việc chữa trị bệnh ác tính,…
Mẹ bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú có thể chủng ngừa vắc xin Vaxigrip do thành phần trong đó là của virus đã bất hoạt, không thể gây bệnh hay ảnh hưởng đến phôi thai và thai nhi. Để lựa chọn thời điểm phù hợp để chủng ngừa vắc xin, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ cho bạn một số thông tin về vắc xin Vaxigrip. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu chủng ngừa cúm, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín thực hiện nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!