Những Thông Tin Chuẩn Xác Về Vi Khuẩn Thương Hàn Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Những Thông Tin Chuẩn Xác Về Vi Khuẩn Thương Hàn Cần Biết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 9, 2023

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo vi khuẩn thương hàn là một trong những loại sinh vật có thể làm bùng phát thành dịch. Nhất là những nước ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt. Vậy khuẩn thương hàn có lây không? Và lây như thế nào? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam giải đáp tất cả những thắc mắc trên bạn nhé!

Bệnh thương hàn là gì?

Thương hàn là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Salmonella gây ra. Đối với những trường hợp nhẹ, thường không có triệu chứng rõ rệt. Trong khi đó, những người bị nhiễm vi khuẩn thương hàn nặng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, ho khan, phát ban dạng sởi ở vùng quanh thắt lưng,… 

Sốt do khuẩn Salmonella khởi phát đột ngột gây ra hội chứng nhiễm độc toàn thân. Độc tố của bệnh có khả năng gây loét họng, chảy máu ruột. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến cơ tim, não,… Thông thường, thời gian ủ bệnh là từ 8 – 14 ngày kể từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh thương hàn là gì?
Bệnh thương hàn có thể gây tử vong

Mỗi năm toàn thế giới xuất hiện hơn 20 triệu ca mắc mới và thương vong có thể lên tới 200.000 người. Số liệu trên vẫn chưa có dấu hiệu sụt giảm vì vậy các nước đều nỗ lực nhằm ngăn chặn trường hợp nhiễm vi khuẩn thương hàn mỗi năm.

Đặc điểm của vi khuẩn thương hàn

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm, có khả năng bùng dịch nhanh chóng. Nó được gây ra bởi trực khuẩn gram âm Salmonella. Chúng có hình thái bên ngoài là lông, di động, không sinh nha bào.

Đặc điểm của vi khuẩn thương hàn
Vi khuẩn thương hàn chứa 3 loại kháng nguyên chính: O, H và Vi

Vi khuẩn thương hàn có 3 loại kháng nguyên chính: O, H và Vi. Salmonella có các đặc điểm sau đây:

  • Có thể tồn tại trong nước 2 – 3 tuần, trong phân 2 – 3 tháng. Trong nước đá có thể sống được 2 – 3 tháng.
  • Bị tiêu diệt ở nhiệt độ: 500℃ trong vòng 1 giờ hoặc 1000℃ trong vòng 5 phút hay các chất sát khuẩn thông thường. 

Salmonella xâm nhập, ủ bệnh, phát triển trong cơ thể bệnh nhân qua đường tiêu hóa. Trong giai đoạn này, người nhiễm vi khuẩn thương hàn thường có dấu hiệu nhiễm độc. Người ta tìm thấy Salmonella trong túi mật của người bệnh, người lành mang trùng. Salmonella được đào thải ra môi trường bên ngoài sau khoảng thời gian dài. Đây được xem là loại sinh vật sở hữu sức đề kháng cao. Nó có thể tồn tại 30 phút trong nhiệt độ 55 độ C, cả tháng trời ở môi trường ngoài.

Đường lây truyền vi khuẩn thương hàn

Thương hàn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua 2 con đường chính:

  • Ăn uống: Tiêu thụ thực phẩm hay dùng nước bị nhiễm khuẩn sẽ dễ mắc bệnh. Đây được xem là con đường lây bệnh chủ yếu, hình thành nên các vùng dịch.
Đường lây truyền vi khuẩn thương hàn
Vi khuẩn Salmonella thường lây qua đường ăn uống
  • Tiếp xúc với người bệnh: Việc tiếp xúc gần với những người đang bị bệnh, chất thải cũng bị nhiễm bệnh và hình thành vùng dịch nhỏ.

Triệu chứng của bệnh nhiễm vi khuẩn thương hàn

Sau khi Salmonella xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sốt thương hàn theo từng giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 15 ngày. Đây là lúc người nhiễm khuẩn thường không có bất cứ triệu chứng nào.

Giai đoạn khởi phát

Thường kéo dài trong 1 tuần với các biểu hiện như: Sốt tăng dần, gai rét lúc đầu. Nhiệt độ tăng cao lên đến 39 – 41 độ C đến ngày thứ 7 của bệnh. Ngoài ra, người nhiễm vi khuẩn thương hàn cũng nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, ăn ngủ kém.

Giai đoạn toàn phát

Kéo dài trong khoảng 2 tuần với các biểu hiện như: Nhiễm độc toàn thân, sốt, đào ban, tiêu hóa, tiêm mạch, cụ thể như sau:

  • Nhiễm độc toàn thân diễn ra phổ biến đi kèm với các triệu chứng: Nhức đầu, ù tai, tay run, mất ngủ.
  • Sốt cao liên tục, lên tới 39 – 40 độ C.
  • Hôn mê li bì có thể gặp ở một số trường hợp nặng hiếm gặp.
  • Nốt đào ban dát nhỏ 2 – 3 mm mọc ở ngực, bụng, mạn sườn.
  • Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng sệt, có màu vàng nâu.

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần. Người bệnh có nhiệt độ dao động mạnh rồi giảm dần. Họ đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn và giảm hẳn các vấn đề về tiêu hóa.

Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn thương hàn

Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn thương hàn cần dựa trên nhiều yếu tố như đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng,… Các xét nghiệm giúp xác định chính xác một người có nhiễm Salmonella hay không. 

Chẩn đoán xác định

Dựa vào dịch tễ và các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng:

  • Dịch tễ khai nhận đã đến/đi/ở/qua khu vực có dịch lưu hành hoặc tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Lâm sàng: Xuất hiện triệu chứng điển hình như sốt trên 1 tuần mà không rõ nguyên nhân, kèm chứng biếng ăn, buồn nôn, táo bón.
  • Cận lâm sàng: Gồm các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên và hỗ trợ chẩn đoán.
  • Chẩn đoán căn nguyên: Gồm các xét nghiệm huyết thanh, nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán: Dựa vào công thức máu, sinh hóa máu để nhận biết sự sụt giảm bất thường của số lượng bạch cầu, có sự thay đổi về chức năng gan, thận.

Chẩn đoán phân biệt

Sinh vật Salmonella gây ra một số triệu chứng tương đồng với các bệnh khác, cụ thể như sau:

  • Nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, áp xe gan, lách, bệnh sốt xuất huyết,…
  • Bệnh về máu có bạch cầu thấp.

Điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn thương hàn

Khi mắc thương hàn, bệnh nhân không cần quá lo lắng, có thể tham khảo những cách điều trị dưới đây.

Sử dụng kháng sinh

Để đảm bảo an toàn, điều trị hiệu quả, tránh những vấn đề ngoài ý muốn. Bệnh nhân phải đi thăm khám, nhận chỉ định sử dụng thuốc theo chẩn đoán từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng tại nhà khi chưa có hướng dẫn từ chuyên gia. Bởi tùy nguyên nhân, triệu chứng bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất.

  • Kháng sinh được ưu tiên sử dụng là Ciprofloxacin 15 mg/kg/ngày, Ofloxacin 10 – 15 mg/kg/ngày,… Thời gian điều trị trung bình không quá 7 ngày, kéo dài đến 2 tuần với những trường hợp xuất hiện biến chứng hoặc vi khuẩn thương hàn đề kháng kháng sinh. Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể cân nhắc dùng đường tĩnh mạch.
  • Các kháng sinh thay thế: Nhóm Cephalosporin thế hệ III đường uống hoặc đường tĩnh mạch, liều lượng tùy theo cân nặng, dùng trong khoảng 10 – 14 ngày, Azithromycin 15 mg/kg/ ngày ở trẻ nhỏ, 1 g/ngày ở người lớn, sử dụng từ 5 – 7 ngày.
  • Đối với người lành mang trùng: Nên siêu âm ổ bụng, chụp đường mật cản quang để chẩn đoán có sỏi túi mật hay không. Thuốc được khuyến cáo trong trường hợp này là Ciprofloxacin 1 g/ngày x 4 tuần hoặc Amoxicillin 3 – 6 g/ngày x 6 tuần.
Điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn thương hàn
Kháng sinh là liệu pháp hữu hiệu để điều trị bệnh thương hàn trong giai đoạn đầu

Điều trị hỗ trợ

Những trường hợp xuất hiện biến chứng, có thể sử dụng biện pháp điều trị hỗ trợ:

  • Dùng Corticoid: Trong 30 phút đầu tiên truyền tĩnh mạch 3 mg/kg, sau đó giảm liều xuống 1 mg/kg/6 giờ x 8 lần thuốc Dexamethasone. Thời gian sử dụng thuốc này tối đa 48 tiếng nếu không sẽ tăng tỷ lệ tái phát.
  • Hạ sốt với Paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/lần khi sốt từ 38,5 độ C, mỗi lần cách nhau 4 – 6h.
  • Áp dụng các phương pháp hạ nhiệt như: Mặc quần áo thông thoáng, uống nhiều nước nhất là loại có khả năng điện giải, cân bằng kiềm.

Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn thương hàn

Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn thương hàn hiệu quả, mọi người nên chủ động kiểm tra kỹ nguồn nước trước khi dùng. Cần phải đảm bảo thực phẩm sử dụng hàng ngày phải luôn tươi mới, đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, cần thực hành ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay với xà phòng trước lúc chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo tất cả mọi người cần chủng ngừa thương hàn, nhất là tại những khu vực đang có dịch bệnh lưu hành. Typhoid Vi và TYPHIM Vi là 2 loại vắc xin được cấp phép và dùng phổ biến tại Việt Nam. Thuốc chỉ phát huy tác dụng trong vòng 3 năm, vì vậy cần tiêm mũi nhắc lại 3 năm 1 lần.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn đọc những thông tin chuẩn xác về vi khuẩn thương hàn. Căn bệnh này thường không có triệu chứng đặc biệt. Đến khi xuất hiện các dấu hiệu nặng thì khả năng điều trị đã trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chúng ta có thể ngăn ngừa sốt khuẩn Salmonella bằng cách tiêm vắc xin. Nếu có câu hỏi khác cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222.
 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ