Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 25, 2022
Mục Lục Bài Viết
Bệnh nhân mắc viêm gan B ở giai đoạn ổn định thì sẽ có khẩu phần ăn uống giống như bình thường. Nghĩa là cần nạp đa dạng các nhóm thức ăn một cách cân bằng, cụ thể bao gồm: Đạm, chất béo, đường (khoai, bắp, mì, cơm,…), khoáng chất từ rau củ quả. Không nên tiêu thụ quá nhiều hoặc thiếu bất kỳ nhóm chất nào.
Nếu không bị viêm gan cấp tính hay xơ gan thì có thể ăn 3 trứng gà/vịt mỗi tuần. Bạn vẫn làm việc bình thường được nhưng cần hạn chế thức khuya hoặc bị thiếu ngủ (mỗi ngày nên ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng). Trường hợp mắc bệnh xơ gan thì chỉ nên dùng lòng trắng, bạn cần hạn chế ăn lòng đỏ và phải kiêng bia rượu. Thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy nếu người bị bệnh gan muốn ăn trứng thì phải dùng với liều lượng như thế nào?
Ăn quá ít hay quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể khiến tình trạng sức khỏe gặp bất lợi. Vì thế, người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan cũng không nên ăn trứng quá thường xuyên. Ước tính mỗi tuần, bạn chỉ nên dùng từ 1 – 3 quả trứng là đã đủ để cung cấp hàm lượng Phospholipid, thúc đẩy gan đào thải độc tố ra ngoài. Người mắc bệnh gan tốt nhất chỉ nên ăn trứng luộc.
Trường hợp gặp vấn đề men gan cao và gan nhiễm mỡ song song, nhất là ở người mắc bệnh cấp độ 3 hãy dùng nguồn đạm lành mạnh hơn để thay thế cho trứng. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp luyện tập thể thao, cân đối việc ăn trứng và những loại thực phẩm giàu Cholesterol khác.
Bên cạnh câu hỏi viêm gan B có nên ăn trứng không. Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng vịt lộn không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân gan nhiễm mỡ, viêm gan, tim mạch,… nên hạn chế hoặc kiêng hẳn trứng vịt lộn. Vì món ăn này có thể làm động mạch bị tắc nghẽn, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và dẫn đến đột quỵ.
Đa phần mọi người nghĩ rằng ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng sẽ hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược. Trứng vịt lộn có thể làm mất cân bằng chế độ dinh dưỡng. Nó cũng có hàm lượng Cholesterol cao, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Người bệnh viêm gan B nên thận trọng khi ăn trứng vịt lộn vì:
Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 200 gam Phốt pho, 82 mg Canxi, 12 gam Lipid, 600 mg Cholesterol, 13 gam Protein cùng nhiều Beta-Carotene, Đồng, Sắt, Vitamin nhóm A, B, C,…
Trứng vịt lộn sở hữu quá nhiều dưỡng chất nên khuyến cáo chỉ nên ăn tối đa 2 quả/tuần. Buổi sáng là thời điểm thích hợp để ăn trứng vịt lộn. Bạn không nên ăn vào buổi tối vì lượng dưỡng chất dồi dào trong trứng vịt lộn sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa.
Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng món ăn này không phù hợp với bệnh nhân tai biến mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường, người gặp vấn đề về thận, gan, tim mạch,… Vì trứng vịt lộn sở hữu nhiều nội tiết tố chuyển hóa sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân.
Cụ thể phải kể đến người mắc bệnh gan. Lúc này chức năng gan của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng, giảm sút khả năng sàng lọc chất độc hại. Ấy thế hàm lượng đạm có trong trứng vịt lộn lại quá nhiều. Nó sẽ làm gia tăng áp lực cho gan. Một khi gan phải hoạt động quá sức sẽ nhanh chóng dẫn đến suy gan.
Trứng gà có hai phần là lòng đỏ và lòng trắng, sở hữu thành phần dinh dưỡng khác nhau:
Lòng trắng trứng gà sở hữu nhiều Protein, Canxi hữu ích cho răng và xương, ít calo, chứa Selenium hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Nó cũng không chứa Cholesterol tốt cho người mắc bệnh tim. Bệnh nhân viêm gan có thể ăn lòng trắng trứng một cách bình thường vì nó không gây hại cho sức khỏe.
Trong khi đó, lòng đỏ trứng gà chứa nhiều Cholesterol. Vì thế nên tiêu thụ nhiều có thể khiến quá trình bài tiết mật bị suy giảm hoặc bế tắc. Nó sẽ làm cơ thể không tiêu hóa hết chất béo có trong thực phẩm, gây ra tác động tiêu cực đến chức năng gan.
Có thể ăn 2 – 3 quả trứng gà mỗi tuần nếu mắc bệnh viêm gan B không hoạt động hoặc ở thể hoạt động nhưng chức năng gan vẫn đang trong trạng thái bình thường. Trường hợp mắc bệnh xơ gan thì bệnh nhân chỉ nên tiêu thụ lòng trắng, hạn chế tối đa việc ăn phần lòng đỏ trứng gà.