Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 4, 2022
Mục Lục Bài Viết
Dưới đây là các triệu chứng của viêm gan B thể cấp tính và mạn tính:
Hầu hết người bị suy giảm hệ thống miễn dịch và trẻ em dưới 5 tuổi khi mắc bệnh viêm gan B cấp tính đều không biểu hiện dấu hiệu rõ rệt. Các đối tượng còn lại bao gồm người trưởng thành, thanh thiếu niên, trẻ lớn hơn sẽ có khoảng 30 – 50% trường hợp gặp triệu chứng ban đầu, cụ thể bao gồm:
Các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus khoảng 60 – 150 ngày và kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng. Những triệu chứng này sẽ thường nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân trên 60 tuổi.
Hầu hết bệnh nhân viêm gan B mạn tính sẽ không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong nhiều năm. Nếu có thì cũng tương tự như triệu chứng của thể bệnh cấp tính. Trường hợp bệnh nhân đã bị viêm gan B trong một khoảng thời gian dài mới biểu hiện dấu hiệu thì rất có thể đó là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, xơ gan.
Chúng ta vừa tìm hiểu về những triệu chứng của bệnh viêm gan B. Vậy bị viêm gan B có nên ăn yến không?
Tổ yến (yến sào) là thực phẩm thiên nhiên rất hữu ích cho sức khỏe. Tổ yến sở hữu nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, tổ yến phù hợp để dùng bồi bổ mỗi ngày. Người mạnh khỏe và bệnh nhân đều có thể dùng được. Vậy bị viêm gan B có nên ăn yến không? Người bệnh viêm gan, tiểu đường, ung thư,… có thể ăn yến để bổ sung dưỡng chất.
Hàm lượng Protein trong tổ yến rất dồi dào (chiếm khoảng 50 – 60%). Yến sào còn sở hữu 31 nguyên tố vi lượng, 18 loại Axit Amin, 7 loại đường (Carbohydrat) thiết yếu, không thể thay thế bởi các thực phẩm khác. Tổ yến phù hợp với hầu hết mọi người, ai cũng có thể dùng được. Trẻ em, người lớn, nam giới hay phụ nữ đều là đối tượng phù hợp để thưởng thức yến sào.
Tuổi càng cao thì sức khỏe cũng sẽ yếu dần, làm suy giảm nhiều chức năng trong cơ thể, trong đó có hệ thống miễn dịch. Do đó, người cao tuổi thường bị một số căn bệnh như: Hô hấp (hen phế quản, viêm họng,…), hệ thống tuần hoàn (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…), tiêu hóa (tá tràng, viêm loét dạ dày, đầy bụng, ăn không tiêu,…), xơ gan,…
Tổ yến hỗ trợ nâng cao sức đề kháng bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp, cải thiện chức năng tim, làm tan đờm, giảm ho,… Yến sào cũng hỗ trợ giải trừ độc tố có trong máu, tăng cường chức năng thận, phù hợp với người thường dùng thuốc lá, rượu bia. Tổ yến còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, gia tăng cảm giác thèm ăn.
Viêm gan dù không đe dọa đến tính mạng ngay tại thời điểm mắc bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng về lâu dài. Do đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ và bồi bổ sức khỏe thật tốt. Bạn cần lên kế hoạch ăn uống cụ thể, hợp lý.
Tóm lại, bị viêm gan B có nên ăn yến không? Yến sào là thực phẩm hữu ích cho bệnh nhân viêm gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Nó giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng và sớm hồi phục sức khỏe. Điều quan trọng là người bệnh phải dùng tổ yến với liều lượng phù hợp, đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh viêm gan B cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn tổ yến: