Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 6, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc viêm gan B mạn tính có nguy hiểm không, chúng ta cần tìm hiểu xem viêm gan B là bệnh gì trước. Viêm gan B là bệnh lý vô cùng nguy hiểm gây ra bởi virus HBV. Căn bệnh này có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Nó thường lây lan qua 3 con đường cơ bản là:
Bệnh lý này nguy hiểm hơn khi nó ít biểu hiệu triệu chứng rõ ràng, khiến chúng ta khó phát hiện ra. Đến lúc biết bản thân bị viêm gan B, nhiều ca bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Viêm gan B thường chia thành 2 loại là mạn tính và cấp tính.
Viêm gan B mạn tính là giai đoạn bệnh nặng. Khi viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng nó sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Đây cũng chính là giai đoạn vô cùng nguy hiểm. Nếu không tiến hành chẩn đoán và kịp thời chữa trị sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B mạn tính diễn biến lặng lẽ, âm thầm, ít biểu hiện dấu hiệu cụ thể, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Phương pháp duy nhất giúp phát hiện ra bệnh viêm gan B mạn tính là tiến hành xét nghiệm máu. Đa phần các ca bệnh viêm gan B mạn tính tại nước ta được phát hiện khi đi khám thai, kiểm tra sức khỏe tổng quát, hiến máu.
Bệnh nhân thường không có dấu hiệu đặc biệt nên cũng khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu mắc viêm gan B mạn tính siêu vi, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như vàng da, mắt, đau tức vùng gan, ăn kém, mệt mỏi, ngứa. Virus khi tấn công sẽ làm gan bị to, xơ, gia tăng men gan.
Triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B mạn tính
Các triệu chứng của bệnh viêm gan B mạn tính sẽ thay đổi tùy vào mức độ tổn thương âm thầm tại gan. Nhiều người bệnh, nhất là trẻ em sẽ không có triệu chứng. Thế nhưng, người bệnh thường chán ăn, khó chịu, cảm thấy mệt mỏi, đôi khi bị sốt nhẹ và cảm thấy khó chịu ở vùng bụng trên không đặc hiệu. Tình trạng vàng da thường không xuất hiện. Những phát hiện đầu tiên là:
Các biểu hiện ngoài gan có thể bao gồm bệnh cầu thận và viêm nút quanh động mạch.
Mạn tính chính là giai đoạn bị viêm nặng, phải có phương pháp chữa trị kịp thời. Tại giai đoạn này, gan có thể gặp phải những biến chứng như suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Xơ gan
Viêm gan B mạn tính có thể chuyển thành bệnh xơ gan. Khi bị xơ gan, cơ thể sẽ yếu, mệt mỏi và dễ nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi phát hiện thì bệnh đã quá nghiêm trọng, khó chữa trị.
Phù nề là một trong những biểu hiện rõ nhất cảnh báo bệnh xơ gan. Ban đầu sẽ phù ở hai chi dưới, về sau có thể là toàn thân do gan suy yếu nhiều. Nguyên nhân là vì áp lực tĩnh mạch cửa gia tăng khiến người bệnh bị cổ trưởng, trương phình bụng. Khi các dấu hiện ở giai đoạn muộn này biểu hiện ra ngoài, gan không còn cơ hội hồi phục nữa. Người bệnh có thể tử vong vì các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, nhiễm khuẩn.
Ung thư gan
Khả năng mắc bệnh ung thư gan là tương đối cao nếu viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Virus sẽ khiến gan bị xơ hóa, suy yếu, tạo nên những tế bào ác tính. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư gan là sụt cân nhanh, sốt, phù, đau bụng. Đa phần người bị ung thư gan được phát hiện tại giai đoạn muộn do bệnh âm thầm tàn phá, khó nhận ra dấu hiệu từ sớm.
Thắc mắc viêm gan B mạn tính có nguy hiểm không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy căn bệnh này liệu có lây nhiễm? Viêm gan B mạn tính vẫn có khả năng lây lan qua 3 con đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Nó không lây qua việc tiếp xúc thông thường, hắt hơi, ho, đường cho con bú, nước bọt.
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể sống chung với viêm gan B một cách hòa bình cả đời. Nói cách khác, không phải trong bất kỳ trường hợp nào cũng bắt buộc phải chữa trị. Bạn chỉ cần tiến hành điều trị khi virus HBV có dấu hiệu hoạt động và tác động đến sức khỏe của bệnh nhân. Diễn biến bệnh được chia thành 4 trường hợp dựa vào các xét nghiệm HBsAg và HBeAg, cụ thể như sau:
Trường hợp 1
Virus có tồn tại nhưng chưa hoạt động và không xuất hiện dấu hiệu lâm sàng rõ ràng. Trường hợp này còn được gọi là người lành mang mầm bệnh. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi sức khỏe định kỳ và chưa cần tiến hành chữa trị.
Trường hợp 2
Virus có tồn tại, không hoạt động nhưng lại biểu hiện dấu hiệu lâm sàng như vàng da, vàng mắt, chán ăn, người mệt mỏi, Enzym gan tăng cao. Đây là trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính, virus từng âm thầm hoạt động nhưng sau đó ngừng lại. Còn gọi là viêm gan B không hoạt tính. Ở trường hợp này chưa cần tiến hành chữa trị nhưng vẫn phải theo dõi sức khỏe đều đặn vì virus HBV có thể hoạt động lại bất cứ lúc nào.
Trường hợp 3
Virus HBV đang hoạt động nhưng không gây ra triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Lúc này, bệnh nhân có khả năng “dung nạp được miễn dịch”. Trường hợp này chưa cần chữa trị nhưng vẫn đối mặt với nguy cơ cao. Vì virus HBV có thể tái kích hoạt nên phải tiến hành theo dõi sát sao để xử lý kịp thời.
Trường hợp 4
Virus viêm gan B đang hoạt động và biểu hiện ra các triệu chứng lâm sàng. Ở trường hợp này cần tiến hành chữa trị ngay để kiểm soát khả năng sinh sôi của virus cũng như nguy cơ tạo ra hậu quả nặng.
Hiện vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm bệnh viêm gan B mạn tính. Nhưng chúng ta có thể dùng nhiều phương pháp giúp khống chế virus. Từ đó giúp bệnh nhân sống hòa bình với virus HBV. Việc điều trị viêm gan B cũng không hề đơn giản. Nó sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh đang ở mức độ nào, chức năng gan, tiền sử bệnh, kết quả xét nghiệm và con đường lây nhiễm.