Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 3 20, 2025
Mục Lục Bài Viết
Acid uric là hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hydro và nitơ. Hợp chất này có công thức C5H4N4O3 và được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng những nhân purin. Sau đó, chúng được hòa tan trong máu rồi được đưa tới thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Acid uric trong máu tăng được gọi là hội chứng tăng acid uric máu.
Đây là hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ sỏi thận bởi nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào năm 1776. Nhà hóa học này lần đầu tiên tổng hợp acid uric bằng cách nấu chảy urê bằng glycine vào năm 1882.
Thông thường, acid uric chỉ tồn tại một lượng nhỏ trong máu và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng khi tăng quá mức nồng độ acid uric huyết thanh có thể gây ra sự lắng đọng tinh thể muối urate (monosodium urate) tại các khớp và mô mềm, gây ra bệnh gout.
Axit uric là sản phẩm chuyển hóa những chất đạm ở trong nhiều thực phẩm như phủ tạng động vật, thịt bò và các đồ uống có cồn như bia, rượu…
Song tăng acid uric máu không nhất định là bị bệnh gout. Thực tế có rất nhiều người bị tăng acid uric máu, nhưng chỉ có một số tiến triển thành gout. Ngoài gout, tăng acid uric máu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh thận và rối loạn chuyển hóa khác.
Có nhiều nguyên nhân làm acid uric tăng bao gồm chế độ ăn và một số bệnh lý. Vì vậy mà xét nghiệm acid uric máu có thể chỉ ra một số tình trạng sức khỏe làm tăng tổng hợp quá mức acid uric và/hoặc giảm thải acid uric. Ví dụ như bệnh gan, thận, ung thư,… Mức độ acid uric máu có thể được phát hiện dễ dàng qua xét nghiệm máu.
Tăng acid uric máu là nguyên nhân gây bệnh gout. Khi xét nghiệm acid uric, chỉ số acid uric cao thường được xác định theo giới tính và độ tuổi như sau:
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng tăng acid uric trong máu có thể không gây bệnh gout. Đợt cấp gout có thể tự khỏi, triệu chứng biến mất trong khoảng vài ngày hay vài tuần dù không cần điều trị, trong khi chỉ số acid uric trong máu vẫn vượt ngưỡng.
Xét nghiệm acid uric (axit uric) là xét nghiệm thường chỉ định thực hiện để bác sĩ kiểm tra nồng độ acid uric trong máu hoặc trong nước tiểu của người bệnh, từ đó kiểm tra các dấu hiệu bất thường có nguy cơ gây bệnh. Nhờ vào kết quả xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị những bệnh lý liên quan kịp thời và hiệu quả.
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm acid uric trong các trường hợp sau:
Xét nghiệm acid uric thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong cơ thể. Các bệnh này bao gồm rối loạn chức năng thận, rối loạn chuyển hóa (như suy thận, gout), bệnh bạch cầu, vảy nến, tình trạng thiếu ăn hoặc suy kiệt, và ở những người đang dùng thuốc độc tế bào.
Ngoài ra, xét nghiệm acid uric cũng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiến triển bệnh và dự đoán nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai bị nhiễm độc thai nghén nặng.
Xét nghiệm acid uric trong máu thường được chỉ định thực hiện vào buổi sáng. Trước khi lấy máu, người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn ít nhất là 4 giờ đồng hồ, có thể uống nước lọc. Sau đó, mẫu máu được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, ly tâm trước khi bác sĩ tiến hành phân tích. Thời gian người bệnh nhận kết quả xét nghiệm thường khoảng 1 giờ.
Quy trình xét nghiệm acid uric được thực hiện như các xét nghiệm máu thông thường:
Vì kết quả xét nghiệm acid uric máu có thể bị sai lệch khi người thực hiện xét nghiệm uống rượu, sử dụng những loại thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, theophylin, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, corticoid, thuốc hoặc thực phẩm vitamin C,…
Vì thế, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng. Điều này sẽ hỗ trợ bác sĩ đánh giá xét nghiệm chính xác hơn. Kết quả này sẽ giúp ích trong quá trình chẩn đoán, theo dõi điều trị cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống ở người bệnh.
Khi phát hiện người bệnh bị tăng acid uric, bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân uống nhiều nước, hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều purin, không uống rượu bia để phòng ngừa nguy cơ mắc những bệnh lý do tăng acid uric hay làm trầm trọng thêm những bệnh lý đang mắc phải.
Chỉ số tốt nhất trong cơ thể của mỗi người là dưới 6 mg/dl. Mức này sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ acid uric ở mức 6-7 mg/dl là bình thường và an toàn.
Với bệnh nhân có chỉ định điều trị hạ acid uric máu: Tùy vào mức độ bệnh và triệu chứng lâm sàng kèm theo của bệnh nhân mà mục tiêu acid uric cần đạt <6 mg/dl (360 μmol/lít) hoặc <5 mg/dl (300 μmol/lít) theo đánh giá của bác sĩ điều trị.
Kết quả xét nghiệm acid uric cao hơn mức bình thường cho thấy cơ thể có thể đang sản xuất quá nhiều acid uric, hoặc chức năng đào thải acid uric qua đường tiểu bị suy giảm. Tình trạng tăng acid uric máu thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
Mặc dù hiếm gặp nhưng các điều kiện di truyền hay vấn đề xảy ra trong quá trình trao đổi chất cũng có thể dẫn tới tình trạng tăng acid uric trong máu của bệnh nhân.
Vấn đề của sự trao đổi purin bẩm sinh ở người (hội chứng Lesch-Nyhan) là do khiếm khuyết của một gen (tạo ra protein quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric khỏi cơ thể) là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1.
Khi không có enzyme này, cơ thể sẽ bị tăng acid uric trong máu. Đây chính là tác nhân gây ra bệnh gout, tổn thương tới thận, bàng quang hay các vấn đề thần kinh.
Sự gia tăng acid uric có khả năng xảy ra ở người bệnh có khối u phát triển nhanh như u xơ đa bào, ung thư di căn, một số bệnh bạch cầu. Hóa trị ở bệnh nhân ung thư cũng có nguy cơ làm gia tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u.
Đây là hội chứng thường xuất hiện ở những trường hợp có khối u lớn. Quá trình hóa trị liệu sẽ khiến lượng lớn tế bào ung thư chết ngay lập tức, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong máu của người bệnh.
Sự giảm bài tiết acid uric chính là cơ chế tạo ra nồng độ acid uric trong cơ thể. Việc giảm thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể gặp vấn đề, có thể làm tăng acid uric trong máu. Phần lớn trường hợp xảy ra ở người bị bệnh thận mạn tính.
Người mắc bệnh thận mạn thường dễ bị tăng acid uric trong máu là do thận theo thời gian đã mất dần khả năng lọc, loại bỏ những chất thải ra khỏi cơ thể. Thông thường, acid uric được lọc qua thận, bài tiết thông qua nước tiểu.
Vì thế, nếu thận hoạt động không bình thường, acid uric sẽ không bị loại ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng gia tăng nồng độ acid uric máu. Ngoài ra, các bệnh lý trao đổi chất hoặc nội tiết cũng có thể là các yếu tố làm giảm bài tiết acid uric của cơ thể.
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purine quá nhiều, có thể làm tăng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm chứa lượng purine dồi dào mà người bệnh cần tránh như:
Bên cạnh đó, ăn kiêng quá khắt khe và tập luyện cường độ cao có thể làm tăng acid uric trong máu, đồng thời làm giảm khả năng đào thải của cơ thể.
Để phòng tránh nồng độ axit uric tăng cao, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo: