Xét Nghiệm Bệnh Lậu – Những Thông Tin Quan Trọng Cần Nắm

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > Xét Nghiệm Bệnh Lậu – Những Thông Tin Quan Trọng Cần Nắm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 4, 2022

Lậu được xem là một trong những bệnh lý xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh nếu không sớm điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để phát hiện lậu, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm bệnh lậu càng sớm càng tốt. Vậy xét nghiệm bệnh lậu được tiến hành bằng cách nào? Quy trình ra sao? Chi phí thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh lậu và những nguy hiểm mà nó đem lại

Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn, bệnh do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Độ tuổi dễ mắc bệnh lậu nhất là từ 15 – 24 tuổi.

Theo các chuyên gia y tế thì bệnh lậu nếu không sớm phát hiện và có biện pháp điều trị hữu hiệu, thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

  • Gây viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm tuyến Bartholin ở nữ giới.
  • Gây viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn, viêm túi tinh và viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Gây viêm niệu đạo, khiến quá trình bài tiết gặp vấn đề, cơ thể xuất hiện khí hư có mùi vô cùng khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có thể gây vô sinh nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Xét Nghiệm Bệnh Lậu
Bệnh lậu có thể dẫn đến vô sinh.

Chỉ cần tiến hành xét nghiệm bệnh lậu, bạn có thể xác định một cách chuẩn xác bản thân có đang mắc lậu hay không? Vì vậy, đừng ngần ngại, hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu

Bệnh lậu được xếp vào một trong những bệnh xã hội nguy hiểm bậc nhất hiện nay vì khả năng lây lan của nó vô cùng cao. Theo các chuyên gia y tế thì nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này thường là do:

  • Quan hệ tình dục bữa bãi, không sử dụng biện pháp an toàn. Đặc biệt, những trường hợp quan hệ qua đường miệng, hậu môn cùng có khả năng lây nhiễm bệnh lậu cao.
  • Dùng chung đồ dùng với người đang mắc bệnh lậu như khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc đồ chơi tình dục,…
  • Mắc lậu bẩm sinh do lây trực tiếp từ người mẹ mắc bệnh lậu trong quá trình chào đời.
Xét Nghiệm Bệnh Lậu -1
Quan hệ tình dục bừa bãi làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu.

Nên đi xét nghiệm bệnh lậu khi nào?

Xét nghiệm bệnh lậu nên được tiến hành thường xuyên và đặc biệt, mọi người cần thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt trong các trường hợp sau:

  • Từng quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người khác nhau.
  • Từng dùng chung đồ dùng sinh hoạt với nhiều người, dùng chung bơm kim tiêm.
  • Phụ nữ đang mang thai, người quan hệ đồng giới, đời sống tình dục phức tạp.
  • Người từng mắc những bệnh xã hội khác như sùi mào gà, giang mai, rụn rộp sinh dục,…
  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như tiểu ra máu, đau buốt khi đi tiểu, sưng tấy niệu đạo, đi tiểu ra mủ, vùng kín sưng tấy.
Xét Nghiệm Bệnh Lậu -2
Người từng quan hệ tình dục không an toàn nên đi xét nghiệm lậu sớm.

Xét nghiệm bệnh lậu bằng cách nào?

Hiện nay, khi xét nghiệm bệnh lậu, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm nuôi cấy: Bác sĩ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn được lấy từ những vị trí được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh lậu trên cơ thể người bệnh trong môi trường phù hợp khoảng 3 hoặc 5 ngày. Sau đó dựa trên kết quả thu được để đưa ra chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp, lên phác đồ làm kháng sinh đồ, xác định khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu. Xét nghiệm này có vài trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh lậu.

Xét nghiệm nhuộm soi: Đây là phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hữu hiệu và được sử dụng vô cùng phổ biến. Thường thì bác sĩ sẽ lấy những mẫu bênh phẩm trên người bệnh nhân và tiến hành kiểm tra.

Xét Nghiệm Bệnh Lậu -4
Nhuộm soi giúp đánh giá tình trạng nhiễm lậu rất chính xác.

Nước tiểu: Sử dụng mẫu nước tiểu được lấy vào buổi sáng để tiến hành xét nghiệm kiểm tra.

Sử dụng mẫu mủ hoặc dịch sinh dục: Dùng làm tiêu bản nhuộm Gram, sau đó mang mẫu đi quan sát dưới kính hiển vo. Nếu hình ảnh xuất hiện trong bạch cầu đa nhân trung tín là song cầm gram âm hình giống như hạt cafe thì khả năng mắc bệnh lậu ở nam giới và trẻ sơ sinh là rất cao. Tuy nhiên, xét nghiệm này không có giá trị với nữ giới.

Xét nghiệm PNG: Đây là loại xét nghiệm có độ đặc hiệu và độ nhạy vô cùng cao, giúp bác sĩ xác định chuẩn xác nguy cơ nhiễm lậu nhanh chóng.

Xét Nghiệm Bệnh Lậu -5
Xét nghiệm bệnh lậu giúp phát hiện chuẩn xác tình trạng nhiễm lậu ở bệnh nhân.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm bệnh lậu chính xác, thì quá trình lấy mẫu xét nghiệm phải được thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. Với mỗi mẫu khác nhau, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp khác nhau. Cụ thể như sau:

Mẫu dịch sinh dục nữ:

  • Bác sĩ sẽ nhìn vị trí, tình trạng tổn thương do vi khuẩn lậu gây ra, sau đó, sử dụng mỏ vịt đưa vào âm đạo và tiến hành mở rộng mỏ vịt để quan sát tử cung.
  • Tiếp đến, bác sĩ sử dụng tăm bông để lấy mẫu dịch ở cổ tử cung và niệu đạo (đưa tăm bông vào niệu đạo và tử cung, xoay tăm bông khoảng 2 – 3 vòng trong khoảng 5 hoặc 10 giây). Ngoài ta, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chuẩn xác, bác sĩ sẽ lấy thêm mẫu ở tuyến Bartholin và Skene.

Mẫu nước tiểu:

  • Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn tiểu ít nhất trước 3h lấy mẫu nước tiểu.
  • Tiếp theo vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và tiến hành lấy mẫu nước tiểu trực tiếp qua ống nghiệm vô khuẩn.

Mẫu dịch sinh dục nam:

  • Với mẫu dịch sinh dục nam bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông đưa vào niệu đạo (xoay tròn trong khoảng 5 giây) để lấy mẫu dịch (thường thực hiện vào buổi sáng).
  • Với những người bệnh thuộc giới tính thứ 3 thì sẽ lấy thêm dịch ở hậu môn và hầu họng.
  • Bác sĩ cũng sẽ lấy 2 mẫu ở 2 que tăm bông khác nhau để vừa để soi trực tiếp, vừa để nuôi cấy.

Mẫu rỉ mắt trẻ sơ sinh:

  • Đối với trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ lấy mẫu rỉ ở mắt bằng cách ấn vào mí mắt của bé bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái để làm dịch mủ kết mạc chảy ra ngoài.
  • Tiếp theo dùng tăm bông lấy rỉ mắt và tiến hành xét nghiệm.
Xét Nghiệm Bệnh Lậu -6
Tùy vào đối tượng xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu xét nghiệm phù hợp.

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh lậu

Bệnh lậu mặc dù rất dễ lây lan nhưng vẫn có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng những biện pháp dưới đây:

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, xây dựng đời sống tình dục an toàn.
  • Không nên quan hệ với người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh lậu.
  • Thực hiện chế độ 1 vợ – 1 chồng, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tiến hành xét nghiệm bệnh lậu định kỳ.
  • Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Xét Nghiệm Bệnh Lậu -7
Tiến hành khám sức khỏe, xét nghiệm lậu định kỳ giúp ngăn ngừa bệnh lậu hiệu quả.

Những lưu ý của bệnh nhân khi tiến hành xét nghiệm

Khi tiến hành xét nghiệm bệnh lậu thì để đảm kết quả chuẩn xác, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trường hợp xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu thì phải nhịn tiểu ít nhất 3 tiếng.
  • Không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia hay hút thuốc lá trước khi xét nghiệm.
  • Không ăn nhiều tinh bột, chất béo, bánh kẹo ngọt trước khi tiến hành xét nghiệm.
  • Nếu đang sử dụng kháng sinh, cần thông báo chi tiết cho bác sĩ.
  • Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, trình bày trung thực, không nên ngại mà giấu bệnh.
Xét Nghiệm Bệnh Lậu -8
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi xét nghiệm lậu.

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh lậu được không?

Theo các chuyên gia y tế thì một khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào trong cơ thể của một người, nó sẽ bắt đầu sinh sôi và tấn công vào trong máu của người bệnh. Vì vậy, nếu tiến hành xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể phát hiện vi khuẩn lậu, từ đó đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh lậu ở bệnh nhân.

Tuy nhiên, để có kết quả chuẩn xác nhất, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm dịch niệu đạo, xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm nhuộm soi,…

Xét Nghiệm Bệnh Lậu -9
Xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh lậu.

Xét nghiệm bệnh lậu hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm bệnh lậu là bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại xét nghiệm, số lượng xét nghiệm, cơ sở hay công nghệ xét nghiệm. Bạn cần đến thăm khám và nhận tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác chi phí cần chi trả.

Tuy nhiên, theo khảo sát chung thì chi phí tiến hành các loại xét nghiệm sẽ dao động từ 100.000 VNĐ – 400.000 VNĐ.

Xét Nghiệm Bệnh Lậu -10
Chi phí xét nghiệm bệnh lậu do nhiều yếu tố quyết định.

Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu chính xác và nhanh nhất?

Nếu bạn đang muốn tiến hành xét nghiệm bệnh lậu, thì hãy chọn một cơ sở y tế uy tín, đảm bảo đầy đủ những điều kiện về bác sĩ, trang thiết bị máy móc. Như vậy mới cho kết quả chuẩn xác.

Hiện nay, Đa khoa Phương Nam là một trong những địa chỉ y tế thực hiện xét nghiệm bệnh lậu uy tín, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Tiến hành xét nghiệm bệnh lậu tại đây, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm bởi:

Đa khoa Phương Nam quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về các bệnh lý xã hội.

Máy móc, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống xét nghiệm tân tiến, đảm bảo cho kết quả chuẩn xác.

Chi phí xét nghiệm bệnh lậu hợp lý, bảng giá công khai. Bảo mật thông tin tuyệt đối.

Đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình, hỗ trợ đặt hẹn online để không phải chờ đợi.

Xét Nghiệm Bệnh Lậu -11
Đa khoa Phương Nam là địa chỉ xét nghiệm bệnh lậu uy tín.

Hy vọng những chia sẻ về vấn đề xét nghiệm bệnh lậu trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968 để được các chuyên gia giải đáp tận tình hơn nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ