Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 30, 2022
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm cận lâm sàng là các phương thức, công cụ y tế được thực hiện rất phổ biến trong việc thăm khám, chữa trị và theo dõi bệnh tật. Xét nghiệm cận lâm sàng được xem là cách thức hỗ trợ đắc lực đối với bác sĩ trực tiếp điều trị. Nhất là khi triệu chứng thực thể và cơ năng không đặc hiệu hoặc không rõ ràng.
Cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ về máy móc, phương tiện, nhân lực,… để thực hiện được các xét nghiệm cận lâm sàng. Đồng thời, mỗi loại xét nghiệm cận lâm sàng đòi hỏi phải áp dụng quy định phòng bộ, tiến hành cũng như xử lý chất thải sau khi kết thúc (nếu có).
Ngoài ra, với sự tiến bộ của y học, hiện có rất nhiều loại xét nghiệm cận lâm sàng đa dạng về giá trị, độ nhạy và đặc hiệu. Do đó, việc chọn lựa loại xét nghiệm cận lâm sàng cần có suy luận, nhận định, thăm khám của bác sĩ. Xét nghiệm cận lâm sàng vô cùng hữu ích, làm giảm nguy hại, tránh lãng phí, phơi nhiễm độc tố cho bệnh nhân.
Dưới đây là các xét nghiệm cận lâm sàng được liệt kê theo nhiều cách thức thực hiện khác nhau:
Theo mục đích
Xét nghiệm cận lâm sàng thường được phân loại theo mục đích sử dụng. Bác sĩ sẽ trực tiếp chỉ định loại xét nghiệm cần thực hiện để đáp ứng cho những mục đích phổ biến là sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá hay đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
Theo phương pháp
Đa phần các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ có phương pháp kiểm tra riêng và được phân loại thành những nhóm sau:
Theo vị trí lấy mẫu
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể được phân loại theo cơ quan, nội tạng cần giám sát hay vị trí lấy mẫu bệnh phẩm, bao gồm:
Xét nghiệm cận lâm sàng cho ra kết quả được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau, tùy vào phương thức thực hiện. Nếu xét nghiệm phát hiện ra yếu tố được chính định sẽ cho ra kết quả dương tính. Ngược lại, xét nghiệm sẽ âm tính nếu không phát hiện thấy yếu tố được chỉ định.
Đối với hình thức xét nghiệm đo lường nồng độ các chất ví dụ như hầu hết các xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, máu thì kết quả nhận được sẽ là những biến số liên tục cùng thang đo và đơn vị đo dựa theo chuẩn định sẵn. Bên cạnh đó, khoảng giá trị bình thường cũng được trình bày song song để giúp bác sĩ nhận định kết quả là bất thường hay bình thường.
Với những xét nghiệm cận lâm sàng là mô tả cấu trúc, hình thái và chức năng của các tạng, kết quả có thể phụ thuộc vào nhận định chủ quan của kỹ thuật viên hay bác sĩ cũng như máy móc, phương tiện, thiết bị, thông số khác.
Sau khi có được kết quả, bác sĩ trực tiếp điều trị sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh, các triệu chứng thực thể và cơ năng. Đồng thời, những kết quả này chỉ mang giá trị tham khảo tại thời điểm hiện tại, không bất biến, đặc biệt là trong các bệnh lý diễn tiến nhanh. Ngoài ra, cần tham khảo về những yếu tố gây nhiễu, chồng lấp và biện luận trong trường hợp âm tính giả, dương tính giả.
Xét nghiệm cận lâm sàng không hoàn toàn vô hại, vì nó có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho bệnh nhân, ví dụ như: Lấy máu làm xét nghiệm có khả năng gây đau, nhất là khi phải lấy nhiều lần; nguy cơ nhiễm phóng xạ trong quá trình cắt lớp vi tính, chụp x-quang; tiềm ẩn bất lợi khi gây mê, gây tê với can thiệp sinh thiết, nội soi,… và tốn kém chi phí.
Tuy nhiên, bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán, cân nhắc về lợi ích mang lại nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trước khi chỉ định xét nghiệm. Vì vậy, xét nghiệm cận lâm sàng phải được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ, không được thực hiện bừa bãi, tùy tiện.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam là cơ sở y tế uy tín tại Đà Lạt cung cấp dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng và khám sức khỏe tổng quát, có nhiều ưu điểm nổi bật như: