Xét nghiệm chì trong máu được áp dụng để chẩn đoán tình trạng và mức độ nhiễm độc chì. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả chữa trị ở bệnh nhân bị nhiễm độc chì trước đó. Vậy nhiễm độc chì nguy hiểm như thế nào? Xét nghiệm chì trong máu được thực hiện ra sao? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!
Để biết xét nghiệm chì trong máu là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự nguy hiểm khi nhiễm chì trước. Chì có ký hiệu hóa học là Pb. Nó là một kim loại nặng có thể được tìm thấy trong những hoạt động thường ngày của con người, ví dụ như khai thác mỏ, đốt nhiên liệu hóa thạch hoặc từ các quy trình sản xuất khác. Chì có màu xám xanh, thường được dùng trong quá trình sản xuất ắc quy, các vật liệu, chất ăn mòn xây dựng, thiết bị che chắn tia X-quang,… Tuy nhiên, chì có độc tính mạnh và khiến sức khỏe con người gặp nguy hiểm.
Con người cũng thường tiếp xúc với chì thông qua việc ăn uống các loại thực phẩm nhiễm chì, hít phải khói hoặc bụi chứa chì,… Tình trạng nhiễm độc chì sẽ tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan trong cơ thể, cụ thể như sau:
Khiến hệ thần kinh trung ương bị rối loạn làm chết các tế bào thần kinh. Điều này dẫn đến hiện tượng thiếu máu do ức chế sự tổng hợp hồng cầu.
Chì cũng có thể thải trừ Axit Uric qua đường tiểu. Từ đó gây ra bệnh Gout, khiến tế bào thận bị tổn thương, gia tăng co bóp thành mạch máu dẫn đến tình trạng huyết áp cao.
Ngộ độc chì còn khiến chức năng sinh sản của cả nam và nữ bị suy giảm. Những Hormone nội tiết quan trọng cũng giảm sản xuất.
Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm chì sẽ cực kỳ nguy hiểm, để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ví dụ như: Khiến trẻ bị suy giảm nhận thức vĩnh viễn, rối loạn các hành vi cơ bản, tổn thương tế bào xương nên làm sụt giảm chiều cao nghiêm trọng.
Mẹ bầu nhiễm độc chì sẽ khiến thai nhi cũng bị ngộ độc theo. Từ đó đối mặt với nguy cơ sinh non cao, thậm chí gây sảy thai. Trẻ khi sinh ra sẽ chậm phát triển, gia tăng nguy cơ bị dị tật.
Như đã đề cập ở trên, ngộ độc chì là một tình trạng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần làm xét nghiệm chì khi gặp những triệu chứng dưới đây:
Với người lớn: Bệnh nhân có triệu chứng liệt cơ mặt, co giật, hôn mê, mất ngủ, buồn ngủ, trí nhớ suy giảm, mê sảng, lú lẫn,… Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau bụng, chán ăn, táo bón, xương khớp đau thường xuyên, miệng có vị như kim loại, ham muốn tình dục suy giảm, tăng huyết áp, mắc bệnh thận, đục thủy tinh thể,…
Với trẻ nhỏ: Trẻ em bị nhiễm độc chì rất khó để phát hiện triệu chứng, trừ khi nhiễm độc ở mức độ nặng. Lúc này trẻ thường có triệu chứng khó chịu, co giật, hôn mê, đau bụng, chán ăn, quấy khóc, nôn nhiều. Ngoài ra, hoạt động thường ngày của bé cũng bị suy giảm, cơ thể còi cọc, giảm khả năng tập trung và nghe, tư duy chậm,…
Vì sao phải làm xét nghiệm chì ở mẹ bầu?
Chì vốn có nhiều độc tính, nếu bị nhiễm sẽ làm tổn thương các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não. Mọi độ tuổi đều có thể bị ngộ độc chì. Riêng với trẻ em dưới 6 tuổi thì tình trạng ngộ độc chì sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Vì nó sẽ tác động lâu dài và suốt đời đến quá trình tăng trưởng, phát triển của bé trong tương lai.
Mẹ bầu cũng là đối tượng cần chú ý đến tình trạng ngộ độc chì. Cơ chế gây ngộ độc và ảnh hưởng của chì lên bào thai được giải thích như sau: Chì có thể nhiễm vào cơ thể mẹ bầu. Sau đó nó truyền sang thai nhi. Do đó, xét nghiệm chì cho thai phụ là việc làm vô cùng cần thiết. Hình thức kiểm tra này sẽ giúp sức khỏe của mẹ và bào thai được bảo vệ. Ngoài mục đích tìm ra nguyên nhân gây nhiễm độc, xét nghiệm còn giúp đánh giá xem quá trình chữa trị có mang đến hiệu quả hay không. Vậy xét nghiệm chì trong máu là gì?
Xét nghiệm chì trong máu là gì?
Xét nghiệm chì trong máu là hình thức xét nghiệm cận lâm sàng nhằm mục đích đo lường nồng độ chì có trong máu. Xét nghiệm chì trong máu có thể được tiến hành bằng phương pháp lấy mẫu máu từ gót chân, ngón tay, tĩnh mạch:
Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch: Mẫu máu tĩnh mạch thường được lấy ở cánh tay. Cách thức này có thể khiến vị trí lấy máu bị bầm và sưng nhẹ.
Lấy mẫu máu từ gót chân: Lấy khoảng vài giọt máu từ gót chân của bệnh nhân. Lưu ý, cần dùng cồn làm sạch gót chân. Sau đó sử dụng Lancet vô trùng nhỏ lấy máu. Phương pháp lấy máu này cần được thực hiện cẩn thận và kỹ càng để không làm nhiễm bẩn máu. Trường hợp kết quả xét nghiệm chì trong máu lấy từ gót chân dương tính thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm với máu ở tĩnh mạch để xác nhận lại.
Nếu kết quả xét nghiệm chì trong máu cho thấy nồng độ chì ở mức từ 10 mcg/dL trở lên thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán ngộ độc. Bác sĩ sẽ dựa vào 5 mức độ ngộ độc chì trong máu dưới đây để đưa ra đánh giá:
Mức độ 1: 1 – 9 mcg/dL hay thấp hơn 0,48 mcmol/L.
Mức độ 2A: 10 – 14 mcg/dL hay 0,48 – 0,68 mcmol/L.
Mức độ 2B: 15 – 19 mcg/dL hay 0,7 – 0,96 mcmol/L.
Mức độ 3: 20 – 44 mcg/dL hay 0,97 – 2,1 mcmol/L.
Mức độ 4: 45 – 69 mcg/dL hay 2,17 – 3,33 mcmol/L.
Mức độ 5: Lớn hơn 69 mcg/dL hay lớn hơn 3,33 mcmol/L.
Trường hợp da đã bị nhiễm chì thì không thể làm xét nghiệm được. Nếu tiến hành xét nghiệm chì, kết quả sẽ không mang đến giá trị. Do đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết về những tiền sử bệnh lý của bản thân.
Khi nào thì thực hiện xét nghiệm chì và nó có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm chì được thực hiện thông qua bệnh phẩm là máu từ tĩnh mạch/gót chân với trẻ nhỏ hoặc nước tiểu trong 24 giờ đồng hồ. Giá trị bình thường của hàm lượng chì trong máu ở mức ≤ 40 microgram/dL, nước tiểu là khoảng 0,3 – 1,8 microgram/dL. Xét nghiệm chì được tiến hành nhằm những mục đích sau:
Chẩn đoán ngộ độc chì: Khi trẻ nhỏ hoặc người lớn có các dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc chì, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm chì trong máu hoặc nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh nhân có đang bị nhiễm độc chì hay không và mức độ như thế nào.
Sàng lọc nhiễm độc chì: Trẻ em sẽ được chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc nếu có nguy cơ cao bị nhiễm độc chì. Đặc biệt là nhóm trẻ em từ 1 – 2 tuổi. Khi hàm lượng chì trong máu của trẻ > 5 microgram/dL thì hình thức xét nghiệm chì sẽ được khuyến cáo áp dụng để quản lý cũng như theo dõi tình hình điều trị.
Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm chì còn được dùng để sàng lọc với những công nhân đang làm việc trong điều kiện môi trường có nguy cơ nhiễm độc chì cao như xưởng luyện nhuôm, sản xuất ô tô,… Nếu nồng độ chì trong máu của một công nhân > 40 microgram/dL thì khuyến cáo nên làm xét nghiệm chì 2 tháng/lần.
Tuy nhiên, cơ thể mỗi người sẽ có mức thải trừ nồng độ chì khác nhau. Do đó, bên cạnh việc làm xét nghiệm nồng độ chì thì bệnh nhân cần kết hợp thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để bác sĩ chẩn đoán tình trạng và mức độ nhiễm độc chì.
Quy trình thực hiện xét nghiệm chì trong máu
Quy trình xét nghiệm chì trong máu cần được tiến hành ở cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị, gồm một số bước cơ bản như sau:
Mẫu máu từ gót chân
Với mẫu máu lấy từ gót chân của trẻ, bác sĩ sẽ dùng cồn vệ sinh sạch da gót chân, sau đó sử dụng một cái Lancet vô trùng nhỏ để làm thủng.
Tiến hành thu thập một vài giọt máu vào trong một ống nhỏ. Khi máu đã được thu thập đủ thì dùng bông gòn hoặc một miếng gạc đặt bên trên vị trí đâm thủng. Áp lực sẽ được duy trì nhanh chóng trên vị trí đâm thủng. Sau đó sử dụng miếng băng nhỏ áp lên vị trí đã lấy máu.
Mẫu máu sau khi lấy cần được bảo quản để tránh bị nhiễm bẩn.
Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu máu gót chân dương tính với chì thì bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm với máu từ tĩnh mạch để củng cố lại.
Mẫu máu từ tĩnh mạch
Chuyên gia y tế sẽ quấn một dải thun quanh cánh tay khi lấy máu từ tĩnh mạch nhằm mục đích ngăn dòng máu chảy. Việc làm này sẽ khiến các tĩnh mạch dưới cánh tay lớn hơn hỗ trợ bác sĩ đưa kim vào thuận lợi.
Dùng cồn làm sạch vị trí lấy mẫu, sau đó đặt kim vào bên trong tĩnh mạch. Có thể sẽ cần sử dụng nhiều hơn một thanh kim.
Gắn một ống vào kim để làm đầy máu rối tiến hành tháo băng ra khỏi cánh tay khi đã thu thập đủ mẫu máu.
Cuối cùng đặt bông gòn hoặc một miếng gạc lên vị trí lấy máu khi kim được lấy ra. Sau đó tạo áp lực lên nơi lấy máu rồi tiến hành băng lại.
Xét nghiệm chì trong nước tiểu là gì?
Tương tự như hình thức xét nghiệm chì trong máu, xét nghiệm chì với mẫu nước tiểu cũng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng nhiễm độc chì của bệnh nhân. Để kết quả được chính xác nhất, mẫu phải được lấy và tiến hành làm xét nghiệm đúng thời gian do bác sĩ đề ra. Qua đó, bác sĩ có thể theo dõi được quá trình chữa trị liệu đã phù hợp và hiệu quả hay chưa.
Tóm lại, xét nghiệm chì trong máu mang đến công dụng hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh nhiễm độc chì. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đánh giá được hiệu quả của việc điều trị nhiễm độc chì để đưa ra chỉ định phù hợp. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!