Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 14, 2020
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm máu lắng còn được gọi là xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Loại xét nghiệm này không dùng để chẩn đoán bệnh lý mà chỉ dùng để xác định tình trạng viêm của cơ thể.
Nếu các bộ phận cơ thể gặp tình trạng viêm, các tế bào hồng cầu thường dễ bám vào nhau. Chính sự bám và tạo cụm dính vào nhau như vậy khiến cho tốc độ tế bào hồng cầu lắng thay đổi. Nếu tốc độ lắng càng nhanh, có nhiều tế bào lắng về đáy ống nghiệm thì bác sĩ có thể chắc chắn về tình trạng viêm.
Thông thường thì ít khi bác sĩ chỉ định xét nghiệm tốc độ lắng máu riêng biệt, vì nó không thể dùng để đánh giá về tình trạng bệnh lý cụ thể. Nên bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp những loại xét nghiệm này chung với những loại xét nghiệm khác.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máu lắng cao, cụ thể như ung thư, đa u tủy, tuổi cao, có thai, bị béo phì, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bị thiếu máu… Nhưng thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành xét nghiệm tốc độ máu lắng nếu gặp các bệnh lý gây viêm như:
Các bạn nên tiến hành loại xét nghiệm này nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như:
Thực tế thì quá trình xét nghiệm tốc độ máu lắng không có yêu cầu gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc đang mang thai thì hãy báo với bác sĩ. Bởi vì, có một số loại thuốc cần ngưng sử dụng khi tiến hành xét nghiệm máu nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ máu lắng.
Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu được thực hiện khá đơn giản, bác sĩ chỉ cần lấy khoảng 2ml máu trong tĩnh mạch, sau đó tiến hành xét nghiệm và đánh giá tốc độ máu lắng trong ống nghiệm.
Thông thường thì xét nghiệm này được đánh giá dựa trên tốc độ máu lắng trên giờ. Cụ thể, giá trị máu lắng được đánh giá là bình thường đối với những trường hợp sau:
Đối tượng | Tốc độ máu lắng bình thường (mm/h) |
Trẻ em | 0 – 10 mm/h |
Phụ nữ dưới 50 tuổi | 0 – 20 mm/h |
Phụ nữ trên 50 tuổi | 0 – 30 mm/h |
Nam giới dưới 50 tuổi | 0 – 15 mm/h |
Nam giới trên 50 tuổi | 0 – 20 mm/h |
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ máu lắng như độ tuổi, tình trạng cơ thể (có thai) hoặc đang sử dụng thuốc.
Tùy vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ có những cách điều trị khác nhau. Cụ thể, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá tình trạng cơ thể và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Cụ thể như
Trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân gặp phải tình trạng máu lắng cao là do mắc những bệnh lý nên cơ bản thì kết quả sẽ được gửi đến những bác sĩ chuyên khoa để có đánh giá chính xác và tìm cách điều trị hiệu quả hơn.
Khi bác sĩ phát hiện cơ thể bạn có dấu hiệu bị viêm thì sẽ kê thuốc chống viêm hoặc giảm viêm để cải thiện tình trạng bệnh.
Thường thì nếu kết quả xét nghiệm máu cho kết quả bạn bị nhiễm trùng thì sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu, tốc độ máu lắng nhưng lại lo lắng và không biết nên thực hiện ở đâu để đảm bảo an toàn cũng như kết quả chính xác thì Đa khoa Phương Nam là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.