Xét Nghiệm Nồng Độ Cồn Trong Máu Là Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét Nghiệm Nồng Độ Cồn Trong Máu Là Gì?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Tám 2, 2022

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu sẽ mang đến kết quả chính xác hơn so với việc dùng ống thổi. Nó được áp dụng phổ biến trong một số trường hợp nhất định. Vậy xét nghiệm nồng độ cồn trong máu là gì? Quá trình thực hiện như thế nào? Khi nào được chỉ định thực hiện? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu là gì?

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được thực hiện nhằm mục đích đo mức độ cồn có trong máu. Đa phần mọi người đều biết đến hình thức kiểm tra nồng độ cồn bằng ống thổi được cảnh sát giao thông sử dụng để kiểm tra nhanh chóng những trường hợp nghi ngờ lái xe nhưng có dùng rượu bia. Mặc dù cách kiểm tra này cho ra kết quả nhanh nhưng không chính xác bằng phương pháp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

xet-nghiem-nong-do-con-trong-mau-1
Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được thực hiện nhằm mục đích đo mức độ cồn có trong máu

Ethanol là thành phần chính của các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Khi bạn uống bia, rượu cồn sẽ hấp thụ vào máu rồi đi đến gan để được xử lý. Gan có khả năng xử lý 1 ly/giờ. Định nghĩa 1 ly sẽ có thể tích khoảng 140 ml rượu vang, 340 ml bia hoặc 43 ml rượu whisky. 

Nếu bạn tiêu thụ nhanh hơn tốc độ xử lý của gan thì bạn sẽ cảm thấy say nhanh hơn. Tình trạng này còn gọi là ngộ độc rượu. Triệu chứng của nó là suy giảm khả năng phán đoán và thay đổi hành vi. Tác dụng của cồn ở mỗi người sẽ khác nhau dù sử dụng lượng rượu bia như nhau. Nó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, cân nặng, độ tuổi và số lượng thực phẩm đã ăn trước khi uống. Vậy xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được thực hiện như thế nào? 

Xét nghiệm định lượng Ethanol được thực hiện như thế nào?

Máu tĩnh mạch là mẫu bệnh phẩm được dùng để định lượng Ethanol. Quy trình lấy mẫu được thực hiện như sau:

  • Dùng dung dịch sát khuẩn không có cồn sát trùng vị trí chọc tĩnh mạch lấy máu để tránh làm kết quả bị sai lệch.
  • 3 ml máu tĩnh mạch sẽ được lấy vào ống không chứa chất chống đông hay ống có chất đông là EDTA và Li-Heparin. Ống phải đạt tiêu chuẩn, nút đậy đảm bảo kín.
  • Chuyển mẫu máu đến phòng xét nghiệm trong 30 phút. Trường hợp mẫu có vai trò pháp lý thì phải có người chứng kiến khi lấy mẫu. 
  • Máu sẽ được ly tâm ngay, tách lấy huyết tương hoặc huyết thanh và có thể ổn định trong khoảng 2 ngày tại nhiệt độ từ 15 – 25 độ C.
  • Ethanol sẽ được định lượng bằng phương pháp động học Enzym.

Bạn hãy lưu ý rằng, kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu có thể bị sai lệch nếu người bệnh sử dụng đồng thời với các loại thuốc như: Opiat, Isoniazid, Diazepam, Barbiturat, thuốc an thần,…

Chỉ định đo nồng độ cồn trong máu khi nào?

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu sẽ được thực hiện trong một vài trường hợp như:

  • Chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến tình trạng ngộ độc rượu cấp.
  • Người đã gây ra tai nạn giao thông cần bằng chứng pháp lý về tình trạng dùng rượu bia.
  • Đánh giá các trường hợp ngộ độc cấp có gia tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu máu.

Kết quả của xét nghiệm định lượng Ethanol trong máu

xet-nghiem-nong-do-con-trong-mau-3
Bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng khác nhau khi nồng độ Ethanol đạt đến các ngưỡng khác nhau

Nồng độ cồn trong máu thường đạt đỉnh sau 30 phút – 1 giờ, thải trừ sau 4 – 5 giờ và tiến triển theo thời gian. Thông thường, nồng độ cồn có trong máu sẽ bằng 0 mg/dL. Nếu nồng độ > 25 mg/dl được xem là ngưỡng độc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng khác nhau khi nồng độ Ethanol đạt đến các ngưỡng khác nhau như:

  • 50 mg/dL: Giảm ức chế, mất phối hợp mức độ nhẹ.
  • 100 mg/dL: Biến đổi cảm giác, phản ứng chậm.
  • 150 mg/dL: Thay đổi nhân cách và hành vi, biến đổi quá trình suy nghĩ.
  • 200 mg/dL: Ý thức lú lẫn, nôn, đi đứng loạng choạng.
  • 250 mg/dL: Có thể xảy ra ngưỡng hôn mê do ngộ độc rượu.
  • 300 mg/dL: Rối loạn thị lực, mất cảm giác, nói líu.
  • 400 mg/dL: Giảm thân nhiệt, co giật, hạ đường huyết.
  • 500 mg/dL: Ngưỡng có thể dẫn đến tử vong.
  • 700 mg/dL: Mất ý thức, suy hô hấp, giảm hoặc mất phản xạ.

Tóm lại, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu đang được ứng dụng phổ biến. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa trong việc chẩn đoán, đánh giá một số bệnh lý, trường hợp ngộ độc cấp hoặc được dùng như một bằng chứng pháp lý về tình trạng sử dụng rượu bia. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người