Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 6 16, 2022
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm RF là hình thức định lượng yếu tố dạng thấp tồn tại trong máu. Xét nghiệm này được dùng để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán một số bệnh viêm khớp có yếu tố tự miễn, nhất là viêm khớp dạng thấp. Xét nghiệm có cơ sở chẩn đoán là sự gia tăng bất thường của hàm lượng kháng thể RF đang xuất hiện trong máu.
RF (Rheumatoid Factor) là một nhóm Protein được tạo thành từ hệ thống miễn dịch. Những kháng thể này do cơ thể sinh ra và chúng tự tấn công vào các mô thay vì chống lại yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài.
Hàm lượng RF trong máu thường ở một ngưỡng nhất định. Với người bình thường, chỉ số RF sẽ dưới 15 IU/ml. Nếu chỉ số này tăng nhẹ nó có thể không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Trường hợp RF tăng cao, ví dụ như 200 hay 300 IU/ml thì chứng tỏ hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để các bệnh viêm khớp tự miễn hình thành và phát triển. Điển hình là bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh dương tính.
Ước tính khoảng 70% người bệnh viêm khớp dạng thấp có chỉ số RF cao. Yếu tố dạng thấp cũng gia tăng trong những trường hợp khác như suy thận, viêm gan, Lupus, hội chứng Sjogren,… RF giữ vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Thế nhưng khi chỉ số này gia tăng không có nghĩa là bạn đã chắc chắn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố và diễn biến của bệnh. Vậy khi nào cần làm xét nghiệm RF trong máu?
Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm RF khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:
Bác sĩ không thể chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm RF để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm một vài xét nghiệm như RF, tốc độ máu lắng, phản ứng viêm của cơ thể (CRP), Anti-CCP, chụp X-quang,…
Xét nghiệm RF là bước tiến quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp với nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, hình thức xét nghiệm này cũng tồn tại những nhược điểm cần khắc phục có thể nhận thấy được thông qua các ca bệnh lâm sàng thực tế.
Ưu điểm
Nhược điểm
Để mang đến kết quả chính xác, xét nghiệm RF cần được thực hiện đúng quy trình, cụ thể như sau:
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm RF khi bệnh nhân có dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp. Người bệnh sẽ được giải thích về quy trình, chi phí và những lưu ý có liên quan một cách rõ ràng. Sau đó, để hoàn thiện hồ sơ bệnh án, bệnh nhân cần cung cấp đầy thủ thông tin cá nhân cũng như tình trạng sức khỏe.
Tiến hành xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm RF sẽ được bác sĩ trả lại cho người bệnh. Một số trường hợp dưới đây có thể xảy ra như:
Một số yếu tố dưới đây có thể tác động đến kết quả xét nghiệm RF, ví dụ như:
Kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp dương tính cho thấy hàm lượng kháng thể RF đã hiện diện trong máu. Nồng độ RF trong máu cao có thể liên quan đến những bệnh lý khác như:
Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thêm một số thắc mắc có liên quan đến xét nghiệm RF, cụ thể như sau:
Kết quả RF cao nghĩa là đã bị viêm khớp dạng thấp giai đoạn nặng?
Nồng độ RF có thể biến động hoặc kéo dài mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hay dấu hiệu viêm khớp dạng thấp. RF cao thường xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đang hoạt động. Tình trạng này tương tự như ở hội chứng Sjogren. Bên cạnh đó, RF cũng có thể xuất phát từ một số bệnh như giang mai, lao, thận, phổi, gan, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm nội tâm mạc, Sarcoidosis, ung thư hay nhiễm virus.
Tất cả mọi người đều cần phải xét nghiệm RF?
Xét nghiệm RF không được bác sĩ chỉ định thường quy. Do đó hầu hết mọi người không cần phải thực hiện loại xét nghiệm này.
Có thể bị viêm khớp mà không phải viêm khớp dạng thấp không?
Bạn có thể mắc một dạng viêm khớp khác, ví dụ như thoái hóa khớp hay viêm xương khớp. Thoái hóa khớp sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng nhưng nó không liên quan đến sự hủy diệt tế bào tự miễn.