Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 6 17, 2022
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) được thực hiện nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện kháng thể giang mai trong máu bệnh nhân. Khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, cơ thể sẽ sản sinh ra những kháng thể để chống lại sự xâm nhập và phát triển của bệnh. Do đó, bằng cách kiểm tra kháng thể, bác sĩ sẽ biết được liệu người bệnh có nguy cơ mắc giang mai hay không.
Xét nghiệm RPR chỉ là kỹ thuật giúp bệnh nhân kiểm tra nguy cơ mắc giang mai. Vì chỉ có tính chất kiểm tra nên nó không làm tổn thương hay gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, xét nghiệm RPR là phương pháp hiện đại và mang đến hiệu quả hữu ích trong việc kiểm tra, chẩn đoán bệnh giang mai.
Khi kết quả cho ra âm tính, bác sĩ sẽ kết hợp thêm với biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán bệnh giang mai. Nếu không có tiền sử tiếp xúc với người bệnh giang mai và không xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì bạn có thể không bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, kết quả dương tính cũng không có nghĩa chắc chắn rằng bệnh nhân đang bị giang mai. Lúc này bác sĩ cần kết hợp với biểu hiện lâm sàng, yếu tố tiền sử và chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác có độ đặc hiệu cao hơn như TPHA (hay TPPA), Syphilis,… để đưa ra kết luận cuối cùng. Xét nghiệm RPR có độ nhạy cao do đó nên được dùng để sàng lọc và phát hiện ban đầu.
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện xét nghiệm RPR để sàng lọc và chẩn đoán giang mai. Phương pháp này được đánh giá cao vì có khả năng sàng lọc bệnh giang mai nhanh chóng. Nếu phát hiện cơ thể người bệnh xuất hiện vết loét giống giang mai, phát ban, bác sĩ cũng có khả năng yêu cầu tiến hành làm xét nghiệm RPR.
Xét nghiệm RPR chỉ là phương pháp giúp kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai. Vì vậy kỹ thuật này hoàn toàn không gây tổn thương hay tác động đến sức khỏe của bệnh nhân. Mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm RPR là máu ở tĩnh mạch. Bạn có thể làm xét nghiệm ở các phòng khám, bệnh viện uy tín.
Bệnh nhân cần ngồi ở tư thế thoải mái. Điều dưỡng sẽ tiến hành tìm tĩnh mạch của người bệnh bằng cách buộc ống cao su quanh cánh tay. Sau đó lấy ven và rút máu từ tĩnh mạch với một lượng vừa đủ theo đúng quy định. Mẫu máu sẽ được bảo quản và mang đến phòng xét nghiệm. Lúc này, kỹ thuật viên sẽ bắt đầu làm xét nghiệm.
Thông qua kết quả xét nghiệm RPR và những bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể. Tùy vào tình trạng bệnh, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định hình thức chữa trị phù hợp. Xét nghiệm RPR thường lấy máu ở tĩnh mạch nên có rất ít rủi ro và xâm lấn ở mức tối thiểu. Bệnh nhân có thể thấy chảy máu, hơi đau nhức hay bầm tím sau khi làm xét nghiệm. Một số ít trường hợp có thể bị chệch hoặc vỡ ven phải thực hiện lại vài lần.
Nếu kết quả dương tính thì có thể bạn đã mắc giang mai. Ngược lại, kết quả xét nghiệm RPR âm tức nghĩa là không bị bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Vì không phải lúc nào cơ thể cũng sản xuất ra kháng thể để chống lại vi khuẩn giang mai. Bệnh nhân bị giang mai giai đoạn đầu có thể nhận kết quả xét nghiệm RPR âm tính.
Ngoài ra cũng không ít trường hợp xét nghiệm RPR cho ra kết quả bị dương tính giả. Nguyên do là vì vấn đề tuổi tác, bệnh ung thư, rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể hoặc có thai. Do đó nếu nhận kết quả dương tính, bệnh nhân cần tiến hành thực hiện thêm một số xét nghiệm giang mai khác. Vậy khi nghi ngờ nhiễm bệnh giang mai ngoài RPR ra cần làm thêm xét nghiệm gì?
Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu: Kỹ thuật này được thực hiện để theo dõi quá trình chữa trị và đánh giá khả năng tái nhiễm. Tuy nhiên, một vài bệnh nhân nhiễm giang mai ở giai đoạn muộn có nồng độ huyết thanh không giảm dần trong khoảng 1 năm. Lúc này độ đặc hiệu của xét nghiệm sẽ thấp. Vì xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu nên khả năng cho ra kết quả dương tính giả, âm tính giả là rất cao.
Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu: Có thể áp dụng hình thức xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh giang mai trong bất kỳ giai đoạn nào. Tỷ lệ dương tính giả cũng rất thấp nên được dùng để khẳng định trường hợp nghi nhiễm giang mai. Kỹ thuật này không được chỉ định nhằm mục đích theo dõi điều trị hay đánh giá tình trạng tái nhiễm. Vì kết quả của hình thức xét nghiệm trên có thể dương tính suốt đời ở bệnh nhân đã bị giang mai.
Hình thức xét nghiệm RPR đang được ứng dụng ở nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên để đảm bảo nhận được kết quả chính xác, bạn nên thực hiện tại phòng khám, bệnh viện uy tín đáp ứng những tiêu chí dưới đây: