Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 31, 2022
Mục Lục Bài Viết
Tuyến giáp nằm ở trước cổ có hình bướm. Nó có chức năng chính là sản xuất Hormone điều hòa hoạt động của các mô cơ quan và tế bào trong cơ thể. Hormone tuyến giáp sẽ tác động đến nồng độ một số loại khoáng chất trong máu và tốc độ trao đổi chất của cơ thể.
Tuyến giáp sẽ sản xuất ra 3 loại Hormone và phóng thích vào bên trong máu. Hai trong số chúng là Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4) giữ nhiệm vụ gia tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại Hormone còn lại có chức năng kiểm soát hàm lượng Canxi trong máu.
Tuyến giáp cần i-ốt để sản xuất T3, T4. Gọi tắt là T3 vì trong phân tử nó có 3 nguyên tử i-ốt. Tương tự T4 có 4 nguyên tử i-ốt. T4 được khử 1 i-ốt để chuyển thành T3 trong các mô và tế bào của cơ thể. So với T4, T3 có hoạt tính sinh học gấp 5 lần, ảnh hưởng đến hoạt động của mô và tế bào.
Hormone được sản xuất bởi vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ điều khiển hoạt động của tuyến giáp. Vùng dưới đồi nhận những tín hiệu về trạng thái của các chức năng bên trong cơ thể. Khi vùng dưới đồi nhận thấy tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể hoặc nồng độ T3, T4 thấp, nó sẽ giải phóng Hormone TRH (Thyrotropin-releasing). Thông qua hệ thống mạch máu, TRH sẽ đi đến tuyến yên. Sau đó kích thích tuyến yên tiết ra Hormone TSH (kích thích tuyến giáp).
TSH được tuyến yên sản xuất sẽ vào máu rồi đi đến tuyến giáp. Ở tuyến giáp, TSH kích thích các tế bào tại đây sản xuất nhiều T4 và T3 hơn. Tiếp theo, T3 và T4 sẽ được phóng thích vào máu, làm nhiệm vụ nâng cao hoạt động trao đổi chất của những tế bào trong cơ thể. Vậy khi nào cần làm xét nghiệm tuyến giáp?
Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể. Do đó các chuyên gia khuyên bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám, xét nghiệm tuyến giáp càng sớm càng tốt khi gặp phải những triệu chứng như cổ to lên, ho dai dẳng, khàn giọng, nuốt khó, cổ khó chịu, mạch và tim đập nhanh,…
Người có tiền sử mắc bệnh về tuyến giáp nên thăm khám, tầm soát và làm xét nghiệm tuyến giáp khoảng 6 tháng/lần. Để giúp phát hiện sớm những bệnh ở tuyến giáp, bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bạn đồng thời chỉ định tiến hành một vài hình thức xét nghiệm, siêu âm và nội tiết cần thiết.
Như đã đề cập ở phần trên, bạn cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm tuyến giáp càng sớm càng tốt khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh. Vậy triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý về tuyến giáp là gì?
Bệnh suy giáp
Bệnh cường giáp
Dưới đây là một số loại xét nghiệm tuyến giáp phổ biến:
Nó là Hormone tuyến yên có khả năng mang tín hiệu đến cho tuyến giáp. Khi tuyến yên phát hiện trong máu có ít Hormone tuyến giáp, nó sẽ sản xuất ra nhiều TSH. Lúc này, TSH có nhiệm vụ thúc đẩy tuyến giáp sản xuất nhiều Hormone hơn. Ngược lại, trường hợp tuyến yên phát hiện trong máu có quá nhiều Hormone giáp, nó sẽ giảm sản xuất TSH. Nhờ đó làm giảm sản xuất Hormone tuyến giáp.
Đây là loại Hormone giáp dạng hoạt động, được T4 tạo ra. Xét nghiệm T3 toàn phần giúp đo lường hàm lượng Triiodothyronine đang lưu hành trong máu (gồm cả T3 không gắn kết và gắn kết Protein). Tuy nhiên, chỉ T3 gắn kết Protein mới sở hữu khả năng vận chuyển năng lượng và Oxy tới các tế bào. Xét nghiệm T3 tự do (Free T3 – FT3) chỉ giúp đo lượng T3 gắn kết với Protein (dạng hoạt động).
Xét nghiệm T4 toàn phần nhằm mục đích đo lường chức năng giáp và toàn bộ lượng Thyroxine. Protein vốn có thể gắn kết hồng cầu với T4, biến T4 thành dạng hoạt động. Do đó việc đo lường T4 toàn phần chịu ảnh hưởng khá lớn bởi hàm lượng Protein có trong máu. Ngược lại, T4 tự do (Free T4 – FT4) được xem là dạng hoạt hóa của Thyroxine, không bị ảnh hưởng bởi lượng Protein trong máu. Xét nghiệm tuyến giáp T4 và TSH sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện cùng nhau nếu nghi ngờ một vấn đề mới phát sinh.
Loại kháng thể này do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công các mô tuyến giáp khỏe mạnh và phá hủy chúng. Nếu xuất hiện kháng thể này chứng tỏ bệnh nhân đã mắc bệnh tự miễn tuyến giáp, ví dụ như Graves hoặc Hashimoto. Còn TSI là loại kháng thể kích thích tuyến giáp sản xuất Hormone giáp vào máu quá mức.
Tg hiện diện trong máu là dấu hiệu cho thấy mô tuyến giáp vẫn còn tồn tại sau khi thực hiện xạ trị hoặc cắt giáp. Hình thức xét nghiệm tuyến giáp này có giá trị với những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Nó giúp phát hiện tế bào ung thư liệu có còn sản xuất Tg nữa hay không so với thời điểm trước khi chữa trị. Đồng thời hỗ trợ bác sĩ xác định kết quả điều trị ung thư và nhận định khả năng tái phát.
Cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể TgAb để đáp ứng sự hiện diện của Thyroglobulin. Sản xuất Thyroglobulin quá mức là hiện tượng bất thường. Do đó, trước sự tiến triển của bệnh lý tuyến giáp, cơ thể sẽ sản xuất TgAb như một lựa chọn phòng vệ.
Người bình thường khỏe mạnh sẽ có chỉ số xét nghiệm tuyến giáp như sau:
Chỉ số Hormone tuyến giáp có thể chịu tác động của một số yếu tố như: Ảnh hưởng sau khi dùng một số loại thực phẩm, mắc bệnh nặng, sử dụng thuốc điều trị rối loạn tuyến giáp, độ tuổi, mang thai, phòng xét nghiệm, thời gian thực hiện,…
Trước khi tiến hành xét nghiệm tuyến giáp, bệnh nhân được khuyến cáo nên nghỉ ngơi đầy đủ, không dùng chất có cồn, kích thích như rượu, bia, cà phê và hạn chế ăn nhiều chất đạm.
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm tuyến giáp. Tuy nhiên để nhận được kết quả chính xác, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín như Đa khoa Phương Nam, đảm bảo những tiêu chí dưới đây: