Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 7, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi đến bệnh viện thăm khám, nhiều trường hợp được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm CEA nhưng không hiểu xét nghiệm máu CEA là gì? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
CEA là một loại chất chỉ điểm khối u, là tên viết tắc của kháng nguyên carcinoembryonic. Xét nghiệm CEA được dùng để đo và đánh giá hàm lượng protein trong máu cho những trường hợp ung thư trực tràng và đại tràng. Loại xét nghiệm này cũng được thực hiện để đánh giá tình trạng ung thư tuyến tụy, buồng trứng, ung thư vú hoặc phổi.
Ngoài ra, CEA được tìm thấy trong các mô thai nhi. Sau khi sinh mức CEA trở nên rất thấp hoặc không còn. Chính vì thế, trong máu của người trưởng thành thường không có sự hiện hiện của kháng nguyên CEA.
Sau khi giải đáp được thắc mắc xét nghiệm máu CEA là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ số này như thế nào?
Lượng kháng nguyên CEA bình thường là thấp hơn 5 nanograms trên một mi-li-lít (ng/ml) hoặc thấp hơn 5 micrograms trên một lít (mcg/l).
Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu kết quả bất thường này có liên quan tới triệu chứng hay tiền sử bệnh của bạn.
Nồng độ CEA tăng cao hơn 3 ng / mL được coi là bất thường. Mức CEA cao không chứng minh rằng người bệnh đang mắc các triệu chứng ung thư mà còn cảnh báo các tình trạng khác như:
Mức CEA hơn 20 ng / mL được xem là rất cao. Nếu nồng độ CEA cao đến mức này kèm các triệu chứng của bệnh ung thư, điều đó cho thấy rằng ung thư đã di căn hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. CEA tăng còn cho thấy các tình trạng sau:
Mức CEA thấp hơn ngưỡng cho phép khối u vẫn còn nhỏ và ung thư chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu đang được điều trị ung thư, người bệnh có thể được xét nghiệm CEA nhiều lần trong suốt quá trình điều trị. Những kết quả này có thể cho thấy:
Bên cạnh những băn khoăn về xét nghiệm máu CEA là gì thì khi nào cần thực hiện xét nghiệm CEA cũng được rất nhiều người quan tâm.
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm CEA khi bệnh nhân có các triệu chứng hoặc đã được chẩn đoán chính xác tình trạng tung thư dạ dày, trực tràng, phổi,… Trước khi bắt tay cũng như xuyên suốt quá trình điều trị, bác sĩ xác định chỉ số CEA để đánh giá, theo dõi và tiên lượng sự phát triển của tế bào ung thư có đang đi căn hoặc tái phát trở lại không.
CEA không phải chỉ hỗ trợ bác sĩ điều trị ung thư, chỉ số này còn được thực hiện với các mục đích lâm sàng khác.