Xét Nghiệm TG Trong Chẩn Đoán Các Bệnh Về Tuyến Giáp

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Nội tiết > Xét Nghiệm TG Trong Chẩn Đoán Các Bệnh Về Tuyến Giáp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 25, 2022

Những bệnh lý về tuyến giap đa phần đều lành tính. Thế nhưng nếu không phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể chuyển nặng, tác động lớn đến sức khỏe. Xét nghiệm TG là phương pháp hữu hiệu, giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp, kể cả ung thư. Bạn hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!

Chỉ số TG trong máu là gì?

Chỉ số TG (Thyroglobulin) là loại Glycoprotein có chứa Iod. TG chính là thành phần chủ yếu của chất keo trong nang giáp. Chúng thường được sản sinh chủ yếu ở một phần của tuần hoàn máu hoặc khoang nang tuyến giáp. Trong quá trình tổng hợp Hormone tuyến giáp Thyroxin và Triiodothyronine, TG được xem là cơ chất, đóng vai trò gắn Iod, Tyrosine. 

TG còn là chất kích thích sinh lý có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và giải phóng Thyroid Stimulating Hormone. Theo các chuyên gia, Thyroglobulin có thể được tổng hợp từ những tế bào nang tuyến giáp bình thường, tế bào ung thư hoặc ung thư nhú của nang tuyến giáp. Thế nên chỉ số TG trong huyết thanh ở bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp hoặc ung thư thể biệt hóa thường tăng cao. 

Trong y học, kết quả xét nghiệm TG thường được xem là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình chữa bệnh ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ bác sĩ theo dõi và kiểm soát nguy cơ tái phát ở người bệnh ung thư thể biệt hóa. Với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cường giáp hoặc phì đại tuyến giáp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm TG để tầm soát. Vậy xét nghiệm TG là gì? 

xet-nghiem-tg-1
Chỉ số TG trong máu là gì?

Xét nghiệm TG là gì?

TG (Thyroglobulin) là một Glycoprotein được tổng hợp từ những tế bào nang của tuyến giáp. TG sẽ giải phóng một phần nhỏ vào huyết thanh cùng với các Hormone tuyến giáp sau quá trình tổng hợp. Thế nhưng không phải loại ung thư tuyến giáp nào cũng sản xuất ra TG. Nồng độ TG trong huyết thanh thường tăng khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư thể nhú, ung thư thể nang và ung thư tế bào Hurthle. 

Xét nghiệm TG giúp bác sĩ phát hiện ra nồng độ TG bất thường trong huyết thanh của bệnh nhân. Từ đó hỗ trợ cho việc chẩn đoán và chữa trị ung thư tuyến giáp nói riêng cũng như những bệnh lý về tuyến giáp nói chúng. 

Xét nghiệm TG được chỉ định khi nào?  

Xét nghiệm TG được chỉ định trong những trường hợp dưới đây:

Trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp

  • Chẩn đoán thể ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.
  • Xét nghiệm TG kết hợp với xét nghiệm TSH (một loại Hormone kích thích tuyến giáp) trước khi tiến hành chữa trị ung thư tuyến giáp, nhằm mục đích kiểm tra xem có tồn tại TG trong huyết thanh hay không. Nếu huyết thanh có chứa TG thì cần xét nghiệm định kỳ để đánh giá, kiểm tra mức độ tái phát của bệnh sau chữa trị.
  • Xét nghiệm TG được bác sĩ chỉ định để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cường giáp. Bên cạnh đó, hỗ trợ theo dõi quá trình và hiệu quả điều trị Basedow thông qua thuốc kháng giáp trạng. 
  • Kết hợp xét nghiệm TG, Anti TPO, Anti-TG để xác định nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp có phải là do những tự kháng thể tuyến giáp hay không. 
  • Xét nghiệm TG còn được bác sĩ chỉ định để tìm nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị suy giáp bẩm sinh. 

Trong điều trị và theo dõi ung thư tuyến giáp tái phát

  • Chỉ định xét nghiệm TG trước và sau khi phẫu thuật để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị. Kết quả xét nghiệm còn giúp xác định xem phẫu thuật đã loại bỏ được hết khối u hay chưa. 
  • Kết hợp xét nghiệm Anti-TG và TG để theo dõi mức độ tái phát của bệnh ung thư tuyến giáp. Trường hợp bệnh diễn biến phức tạp thì phải tiến hành kích thích TG. Lúc này bác sĩ mới phát hiện được mức độ tái phát của ung thư. 
xet-nghiem-tg-2
Xét nghiệm TG được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp

Ý nghĩa của xét nghiệm TG

Người bình thường có giá trị TG ở mức 0,2 – 50 ng/ml. Thế nhưng giá trị này có thể thay đổi tùy vào điều kiện của phòng xét nghiệm. Nồng độ TG có thể đạt 36 – 38 ng/ml sau khi sinh 48 giờ. Ước tính chỉ 9% người bình thường có giá trị TG dưới 10 ng/ml. Với mọi độ tuổi, giá trị bình thường của Anti-TG ở mức dưới 4 IU/ml. Giá trị TG có thể giảm hoặc tăng trong các trường hợp sau:

 Lượng TG tăng

Giá trị TG gia tăng thể hiện một số điều dưới đây:

  • Ung thư đã đến giai đoạn di căn hoặc các thể ung thư tuyến giáp biệt hóa chưa được chữa trị. Lưu ý, TG không tăng trong ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư tuyến giáp Anaplastic cùng những loại ung thư hiếm gặp khác.
  • Trước khi phẫu thuật, mức độ TG sẽ rất cao. Thế nhưng nếu lượng TG của người bệnh thuộc khoảng giá trị bình thường trước khi phẫu thuật thì không được lấy kết quả xét nghiệm đó để đánh giá hiệu quả chữa trị.
  • Sau hóa trị hoặc phẫu thuật, nếu có tình trạng tái phát thì lượng TG sẽ tăng lên. Có hơn 10% bệnh nhân tái phát trong 10 năm đầu tiên sau điều trị. Ở những năm tiếp theo, tỷ lệ này sẽ giảm còn 5%.
  • TG cũng có thể tăng ở một vài bệnh tuyến giáp lành tính như viêm tuyến giáp cấp, u giáp lành tính, u hạch lành tính, Basedow,… 

 Lượng TG giảm

Lượng TG có thể giảm trong một số trường hợp như sau:

  • Nhiễm độc tuyến giáp nhân tạo.
  • Suy giáp do bướu cổ ở trẻ em.
  • Bẩm sinh không có tuyến giáp.
  • Sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. 
xet-nghiem-tg-4
Xét nghiệm TG mang đến nhiều ý nghĩa

Xét nghiệm chỉ số TG để làm gì?

Trên thực tế, xét nghiệm TG thường được chỉ định nhằm mục đích:

  • Xét nghiệm được thực hiện để đánh giá sự xuất hiện, tái phát, tồn dư hoặc di căn của ung thư tuyến giáp thể nang hoặc nhú sau điều trị.
  • Chẩn đoán tình trạng trẻ sơ sinh không có tuyến giáp. 
  • Hỗ trợ chẩn đoán tình trạng cường giáp giả tạo và giúp bác sĩ tiên lượng điều trị.
  • Kết quả xét nghiệm TG còn được dùng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp. Với bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành thêm một vài loại kiểm tra khác như CT, xạ hình tuyến giáp, MRI,… 

Những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm TG:

  • Phương pháp xét nghiệm TG không được dùng để sàng lọc số lượng lớn bệnh nhân. Nguyên nhân là do tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở Việt Nam là rất thấp. Tỷ lệ ở nữ giới là 27/1 triệu và 13/1 triệu với phái mạnh. 
  • Xét nghiệm TG chỉ hỗ trợ chẩn đoán ung thư tuyến giáp, không dùng để xác định chính xác bệnh lý. Để nhận định ung thư tuyến giáp cần tiến hành sinh thiết, sau đó quan sát mô tuyến giáp bằng kính hiển vi. 
  • Nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Anti TG với TG để nhận được kết quả chính xác.
xet-nghiem-tg-5
Tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở nữ giới Việt Nam là 27/1 triệu

Tóm lại, xét nghiệm TG có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị các vấn đề về tuyến giáp. Bệnh lý này nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ