Xét Nghiệm HbA1c Là Gì? Khi Nào Cần Thực Hiện?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Nội tiết > Xét Nghiệm HbA1c Là Gì? Khi Nào Cần Thực Hiện?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 11, 2022

Xét nghiệm HbA1c có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán và chữa trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của nó. Bạn hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam khám phá rõ hơn về hình thức xét nghiệm HbA1c trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số HbA1c là gì?

HbA1c là loại Hemoglobin đặc biệt. Nó kết hợp giữa Glucose và Hemoglobin, đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, giữ vai trò vận chuyển Glucose và Oxy đi nuôi cơ thể. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm 0,05% trong ngày. HbA1c cũng tồn tại suốt đời sống của hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong khoảng 4 tuần. 

Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên mức bình thường 1% ứng với giá trị đường huyết tăng lên 30 mg/dl hay 1,7 mmol/l. Khi HbA1c > 6,5% chứng tỏ bệnh nhân đang kiểm soát đường huyết kém. Nếu HbA1c < 6,5% cho thấy đang kiểm soát đường huyết tốt. Xét nghiệm HbA1c được tiến hành bằng cách đo chỉ số của mẫu máu. Kết quả được tính theo tỷ lệ % Hemoglobin của máu. 

xet-nghiem-hba1c-1
Chỉ số HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c là hình thức đo lường lượng đường Glucose có liên kết với Hemoglobin trong máu. Hemoglobin sẽ hình thành lớp bảo vệ xung quanh khi Glucose tác dụng với Hb. Loại xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường thông qua chỉ số Glucose đo được trong máu từ 5 – 12 tuần trước đó. Xét nghiệm HbA1c cũng góp phần sàng lọc và phát hiện sớm những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường như suy thận, tê chân, ảnh hưởng đến mắt,…

Xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện khi nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm HbA1c tùy thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh và loại đái tháo đường, nhưng được khuyến cáo nên thực hiện 2 – 4 lần/năm. Sau lần chẩn đoán đái tháo đường đầu tiên, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm HbA1c thường xuyên hơn nếu thấy khả năng kiểm soát đường huyết của người đó không tốt. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán và sàng lọc sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường khi xuất hiện kèm theo một số dấu hiệu gia tăng nồng độ Glucose máu như:

  • Nhiễm trùng lâu lành.
  • Mờ mắt, mệt mỏi.
  • Tiểu nhiều, khát nước.
xet-nghiem-hba1c-2
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm HbA1c tùy thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh và loại đái tháo đường

Quy trình thực hiện xét nghiệm HbA1c như thế nào?

Xét nghiệm HbA1c sẽ thực hiện với mẫu máu. Do đó, điều dưỡng sẽ tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra, cụ thể như sau:

  • Quấn băng garo quanh cánh tay để chặn dòng chảy của máu. Điều này giúp tĩnh mạch nổi rõ hơn, hỗ trợ điều dưỡng đưa kim vào dễ dàng.
  • Dùng cồn làm sạch da.
  • Đưa kim vào tĩnh mạch. Trong một số trường hợp có thể phải thực hiện nhiều lần.
  • Khi thu thập đủ máu thì tháo dây garo ra.
  • Đặt một miếng bông hoặc gạc trên chỗ lấy máu sau khi rút kim.
  • Đè lên vị trí lấy máu rồi dán băng lại.

Kết quả của xét nghiệm HbA1c

Kết quả xét nghiệm HbA1c sẽ được phân thành những mức độ khác nhau như:

  • Đái tháo đường: Trên 6,5%.
  • Tiền đái tháo đường: 5,7 – 6,4%.
  • Bình thường: Dưới 5,7%.

Kết quả này được đọc với bệnh nhân làm xét nghiệm HbA1c, phục vụ cho công tác chẩn đoán. Với hầu hết người trưởng thành không có thai hoặc mắc bệnh tiểu đường type 2 thì mức HbA1c hướng đến là dưới 7%. Một vài bệnh lý có thể khiến nồng độ HbA1c gia tăng nhưng kết quả vẫn nằm trong phạm vi bình thường như hội chứng Cushing, buồng trứng đa nang, u tủy thượng thận.

xet-nghiem-hba1c-3
Kết quả xét nghiệm HbA1c sẽ được phân thành những mức độ khác nhau

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm này không yêu cầu bệnh nhân phải chuẩn bị điều gì đặc biệt. Người bệnh cũng không cần nhịn ăn. Do đó có thể làm xét nghiệm HbA1c vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi tiến hành làm xét nghiệm HbA1c:

  • Không cần tạm dừng dùng các loại thuốc chữa trị bệnh tiểu đường.
  • Không dùng bia, rượu, thức uống có cồn hoặc chất kích thích như thuốc lá, cà phê,… 
  • Hạn chế ăn món chứa nhiều đạm, chất béo, tinh bột,…
  • Tạo tinh thần thoải mái, ngủ và uống nước đầy đủ. Bổ sung nước cũng là một cách hỗ trợ việc xét nghiệm mang đến kết quả chính xác hơn.

Sau quá trình lấy mẫu, bệnh nhân có thể quay trở lại ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Bạn đừng quá lo lắng vì bác sĩ sẽ có thông tin cụ thể về những điều cần lưu tâm trước khi tiến hành xét nghiệm.

Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?

Chỉ số HbA1c sẽ phản ánh tình trạng kiểm soát đường của người bệnh trong 3 tháng liên tục. Từ đó giúp bác sĩ tiếp tục đề xuất kế hoạch chữa trị phù hợp. Ngoài ra, HbA1c cũng có giá trị chẩn đoán và tầm soát tiền đái tháo đường sớm. Đối với người bệnh tiểu đường, chỉ số HbA1c < 6,5% có nghĩa là đường huyết của bạn đang được kiểm soát tốt. Đồng nghĩa với việc có thể ngăn chặn sự phát triển của biến chứng về thần kinh, tim mạch, thận, mắt do bệnh tiểu đường gây ra. Có thể dùng chỉ số HbA1c để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường.

xet-nghiem-hba1c-4
Bác sĩ có thể dùng chỉ số HbA1c để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường

Theo dõi chỉ số HbA1c như thế nào?

Người bệnh đái tháo đường type 1 và 2 nên làm xét nghiệm HbA1c 3 tháng/lần. Nếu không có điều kiện thì vẫn cần thực hiện 6 tháng/lần. Thông qua kết quả xét nghiệm, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch chữa trị tiếp theo cho người bệnh để ngăn ngừa tối đa biến chứng. Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất sẽ ở mức < 6,5%. Trong một vài trường hợp có thể chấp nhận ở mức 6,5 – 7%. Nếu HbA1c > 7% báo động tình trạng kiểm soát Glucose của bệnh nhân đang rất xấu. 

Làm thế nào để HbA1c dưới 6.5%?

Kiểm soát đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày sẽ là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chỉ số HbA1c theo đúng mục tiêu đã đề ra. Để đạt được chỉ số HbA1c tốt, đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết của mình thường xuyên. 

xet-nghiem-hba1c-5
Để đạt được chỉ số HbA1c tốt, đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống

Các trường hợp chỉ số HbA1c bất thường cần lưu ý

Chỉ số HbA1c có khả năng tăng cao trong những trường hợp sau:

  • Nồng độ Glucose máu gia tăng.
  • Người bệnh đái tháo đường mới được chẩn đoán hoặc kiểm soát đường huyết kém.
  • Nghiện rượu, thiếu Sắt, thiếu máu hoặc suy thận mạn.
  • Ngộ độc chì.

Chỉ số HbA1c có thể giảm trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Bị thiếu máu mãn kinh.
  • Thời gian sống của hồng cầu ngắn trong một số bệnh lý như Thalassemia, hồng cầu hình liềm, thiếu máu tan máu.
  • Sau khi cắt lách, truyền máu hoặc dùng lượng lớn Vitamin E và C.

Theo dõi đường huyết khi đói và HbA1c khác nhau như thế nào?

Theo dõi đường huyết khi đói chỉ phản ánh giá trị đường huyết tại thời điểm thực hiện xét nghiệm. Trong khi xét nghiệm HbA1c sẽ cho thấy “bức tranh” tổng quan hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn hiện có trong 3 tháng vừa qua. Chỉ số HbA1c sẽ có ý nghĩa và giá trị cao hơn Glucose máu lúc đói tại cùng 1 thời điểm. 

xet-nghiem-hba1c-6
Xét nghiệm HbA1c sẽ cho thấy “bức tranh” tổng quan hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn hiện có trong 3 tháng vừa qua

Xét nghiệm HbA1c giá bao nhiêu?

Mức giá xét nghiệm HbA1c dao động từ 150.000 – 250.000 đồng. Tùy vào từng cơ sở y tế, trình độ của bác sĩ, kỹ thuật viên, trang thiết bị, máy móc,… chi phí sẽ có sự thay đổi. Do đó, để được báo giá chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện, phòng khám uy tín nhé.

Tóm lại, bệnh nhân đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh thực hiện xét nghiệm HbA1c để tầm soát, chẩn đoán một cách chính xác. Qua đó, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1