Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 29, 2024
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm máu là một thủ tục đơn giản, lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch, mao mạch hoặc động mạch để phân tích. Kết quả xét nghiệm máu cho phép bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là những ý nghĩa quan trọng của xét nghiệm máu:
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC): Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá sức khỏe của máu. Nó bao gồm việc phân tích số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu, cũng như các đặc điểm của chúng như kích thước, lượng hemoglobin,… Kết quả xét nghiệm CBC có thể giúp bác sĩ:
Xét nghiêm nhóm máu: Thủ tục quan trọng được thực hiện trước khi truyền máu, trước khi hiến máu và trong thời kỳ mang thai. Việc ghi nhớ nhóm máu của bản thân rất cần thiết trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu ngay lập tức. Xét nghiệm này giúp xác định chính xác nhóm máu cần thiết cho truyền máu, đồng thời hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng như thiếu máu, tan máu, v.v.
Xét nghiệm sinh hóa máu: Giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt chức năng gan – mật (men gan, bilirubin, protein,…), chức năng thận (ure, creatinin,…), tình trạng đường máu (glucose máu, HbA1c), tình trạng mỡ máu (triglyceride, cholesterol),…. Bằng cách đo nồng độ các chất hóa học khác nhau trong máu, bác sĩ có thể phát hiện sớm các bất thường và các bệnh lý tiềm ẩn.
Xét nghiêm đánh giá tình trạng đông máu: Một loại xét nghiệm y tế giúp bác sĩ đánh giá khả năng đông máu của cơ thể. Xét nghiệm số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT) và thời gian hoạt hóa một phần thromboplastin (APTT) giúp đánh giá khả năng đông máu của cơ thể.
Xét nghiêm miễn dịch – vi sinh: Các xét nghiệm này giúp xác định sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh (như vi khuẩn, virus, nấm) hoặc phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vi sinh vật này. Từ đó, phát hiện và loại trừ các bệnh lý như viêm gan, xét nghiệm gợi ý yếu tố u: CEA, CA 125, CA 19-9, CA 15-3, tình trạng tuyến giáp,nhiễm HIV,…
Khi các chỉ số xét nghiệm máu có sự thay đổi so với mức bình thường, điều đó có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể như sau:
GLU (Glucose): Chỉ số lượng đường trong máu, giá trị bình thường của GLU là từ 3,9 đến 6,4 mmol/l.
Nếu chỉ số GLU (Glucose) trong máu thấp hơn 3,9 mmol/l, người ta gọi là hạ đường huyết. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là việc sử dụng thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể gây hạ đường huyết, cũng như các bệnh hiểm nghèo, suy nội tạng, phản ứng với carbohydrate (ở những người nhạy cảm), u sản xuất insulin ở tuyến tụy và một số loại phẫu thuật giảm cân.
Nếu chỉ số GLU (Glucose) trong máu cao hơn 6,4 mmol/l, gọi là tăng đường huyết, và đây là dấu hiệu gợi ý bệnh đái tháo đường.
SGOT, SGPT: Nhóm chỉ số men gan cao, giá trị bình thường cho SGOT là 9-48 U/l, trong khi SGPT là 5-49 U/l. Khi men gan tăng cao gợi ý các bệnh về gan mật như: viêm gan cấp do virus (A, B, C, D, …), sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, uống nhiều bia rượu, suy gan, vàng da tắc mật, viêm gan tự miễn và một số bệnh lý khác.
WBC (White Blood Cell): Xét nghiệm đánh giá số lượng và loại các tế bào bạch cầu trong máu. Số lượng bạch cầu trong máu thường dao động từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3 (tương đương 4,3 – 10,8 x 109 tế bào/l). Nếu số lượng bạch tăng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính.
RBC (Red Blood Cell): Xét nghiệm máu phản ánh số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của RBC là từ 4,2 đến 5,9 triệu tế bào/cm3. Nếu RBC cao hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu. Ngược lại, RBC thấp hơn mức bình thường, gợi ý bệnh lý thiếu máu cấp hoặc mạn tính.
HB hay HBG (Hemoglobin): Xét nghiệm máu phản ánh lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu. Giá trị bình thường cho nam giới là 13 – 18 g/dl và nữ giới là 12 – 16 g/l. Nếu chỉ số này thấp hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
HCT (Hematocrit): Chỉ số phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu so với thể tích máu toàn bộ. Giá trị bình thường cho nam giới là 45-52%, và nữ giới là 37-48%. Nếu chỉ số HCT thấp hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
PLT (Platelet): Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của PLT là từ 150.000 đến 400.000/cm3. Nếu chỉ số PLT thấp hơn 150.000/cm3, được coi là giảm tiểu cầu.
LYM (Lymphocyte): Phản ánh tỷ lệ bạch cầu lympho trong tổng số bạch cầu. Giá trị bình thường của LYM là từ 20 đến 25%. Nếu LYM tăng cao, gợi ý bệnh nhiễm trùng mạn tính như lao, ung thư,…
NEUT (Neutrophil): Tỷ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu, giá trị bình thường của NEUT là từ 60 đến 66%. Nếu NEUT tăng cao, có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cấp như viêm phổi,…
Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của quá trình lọc máu ở thận, do đó, các chất thải và chất điện giải dư thừa sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Việc phân tích nước tiểu giúp bác sĩ đánh giá chức năng của thận và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến thận, đường tiết niệu và các cơ quan khác trong cơ thể.
Nước tiểu thường có màu vàng nhạt và trong suốt, nhưng màu sắc, số lượng, nồng độ và thành phần của nó có thể thay đổi theo từng lần đi tiểu. Xét nghiệm nước tiểu thường kiểm tra các chỉ số như glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể và vi khuẩn để đánh giá tình trạng sức khỏe. Có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Khi các chỉ số trong nước tiểu có sự thay đổi so với mức bình thường, đó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số chỉ số xét nghiệm nước tiểu thường gặp và các bệnh lý liên quan khi chúng bất thường:
Kết luận lại, xét nghiệm máu và nước tiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể của con người. Qua các chỉ số thu được, bác sĩ có thể phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm này định kỳ là một biện pháp phòng bệnh thông minh mà mỗi người nên thực hiện.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.