1G Đường Bao Nhiêu Calo? Mỗi Ngày Cần Nạp Bao Nhiêu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > 1G Đường Bao Nhiêu Calo? Mỗi Ngày Cần Nạp Bao Nhiêu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 30, 2023

Cơ thể con người không thể thiếu đường tuy nhiên nếu lạm dụng nó có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy biết được 1g đường bao nhiêu Calo và mỗi ngày cần nạp vào cơ thể bao nhiêu là đủ sẽ là thông tin bổ ích, cần thiết. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

1g đường bao nhiêu Calo?

Mặc dù đường có thể mang lại những tác động có hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều, tuy nhiên, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu 1 thìa đường bao nhiêu Calo nhé! Vì 1 thìa là đơn vị khá tương đối nên rất khó để đưa ra số liệu chính xác. Vì thế chúng ta sẽ tìm hiểu qua các đơn vị: “100g đường trắng bao nhiêu Calo?” cho tới 1 thìa đường chứa bao nhiêu Calo nhé!

1g đường bao nhiêu Calo?

1g đường bao nhiêu Calo?

Về mức Calo, theo ước tính, 1 gram đường chứa khoảng 0,25 Calo. Dù con số này không lớn, con người thường tiêu thụ một lượng đường đáng kể hàng ngày từ các loại thực phẩm thông thường như trái cây, rau củ và gạo – đây là loại đường tự nhiên. Ngoài ra, chúng ta thường cung cấp thêm đường thông qua thực phẩm đã được gia công như bánh kẹo, nước ngọt. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa đường trong cơ thể.

100g đường bao nhiêu Calo?

Sau khi tìm hiểu “1g đường bao nhiêu Calo?” thì chúng ta cùng điểm qua thông tin “100g đường bao nhiêu Calo?” nhé! Trên thực tế thì theo ước tính có tới 387 Calo trong 100g đường. Như vậy có thể thấy rõ là lên đến đơn vị 100g thì hàm lượng đã tăng lên đáng kể rồi đúng không nào?

1 thìa đường bao nhiêu Calo?

“1 thìa đường bao nhiêu Calo?” còn tùy thuộc vào loại đường cũng như cách dùng đường mà có thể xác định hàm lượng Calo trong đó. Tuy nhiên để đưa ra được số liệu chính xác nhất thì bạn nên sử dụng đơn vị là gram hay kilogram để tính.

Cơ thể cần bao nhiêu đường mỗi ngày?

Bên cạnh việc biết được “1g đường bao nhiêu Calo?” thì cũng cần nắm rõ hàm lượng đường nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường cần thiết cho cơ thể hàng ngày tương đối thấp và tùy thuộc vào giới tính. Nam giới cần khoảng 150 Calo (tương đương 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê) đường mỗi ngày, trong khi nữ giới cần ít hơn với 100 Calo (tương đương 25 g hoặc 6 muỗng cà phê). Đây là lượng đường cần để hỗ trợ các hoạt động cơ bản hàng ngày của cơ thể. 

Cơ thể cần bao nhiêu đường mỗi ngày?
Trung bình một ngày nữ giới cần 100 Calo đường mỗi ngày

Chúng ta thường tiêu thụ đường thông qua thực phẩm hàng ngày và có ba dạng chính của đường, bao gồm đường đơn (chủ yếu có trong trái cây), đường đôi (chủ yếu từ sữa, mạch nha, lúa mạch,…) với đường đa phân tử (phổ biến trong gạo, ngũ cốc, khoai,…). Đây là những loại đường tự nhiên được cơ thể tiêu hóa và nếu cung cấp không đủ đường, có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết với các triệu chứng như cảm giác đói, run tay chân, mồ hôi, thiếu tập trung,… 

Ngược lại, sự thừa đường có thể gây tăng cân, béo phì, tiểu đường,… là những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. Do đó, dựa trên thông tin “1g đường bao nhiêu Calo?” cần cân nhắc cẩn thận việc tiêu thụ đường thông qua thực phẩm để đảm bảo cung cấp cho cơ thể một lượng đường phù hợp.

Tác hại khi nạp quá nhiều đường

Tác hại khi nạp quá nhiều đường
Bổ sung quá nhiều đường cho cơ thể có thể khiến não bộ bị ảnh hưởng

Một chút đường vào mỗi sáng có thể giúp bạn kích thích những tế bào thần kinh tuy nhiên nếu lạm dụng dễ ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là một số tác dụng phụ bạn dễ gặp phải khi dùng đường quá lượng cho phép mỗi ngày:

Có hại cho não

Nhiều nghiên cứu khoa học từ trường đại học Y UCLA (Mỹ) cho biết: Khi cơ thể tiêu thụ một lượng đường Fructose cao có thể ảnh hưởng cũng như làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Thêm vào đó, hàm lượng Fructose cao dễ dẫn đến sự đề kháng insulin – thành phần quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu những tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì mọi suy nghĩ, khả năng điều khiển cảm xúc, suy nghĩ đề bị ảnh hưởng.

Những nhà khoa học cũng nhận thấy rằng axit béo (Omega-3) có thể chống lại sự ảnh hưởng này. Axit béo trong quả óc chó, cá hồi,… có thể bù đắp một số tác động tiêu cực mà đường gây ra cho não.

Thúc đẩy quá trình lão hóa

Một phần lượng đường mà bạn hấp thụ sau khi đi vào trong máu sẽ biến chuyển thành Protein. Những phân tử Protein mới này sẽ góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô dẫn tới tình trạng lão hóa ở da cũng như một số bộ phận khác. Hàm lượng đường lưu thông trong máu tỷ lệ thuận với quá trình lão hóa.

Gây tăng cân

Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng cung cấp nhiều Calo. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tăng cân, béo phì. Thêm vào đó, bổ sung quá nhiều đường nhưng lại thiếu chất xơ có thể tạo ra cảm giác thèm tinh bột hay đường – 2 chất dễ khiến bạn tăng cân.

Dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Hiệp hội tiểu đường Mỹ đã khuyến cáo cần phải hạn chế tiêu thụ đường cũng như tránh các chất làm ngọt nhân tạo để thỏa mãn cảm giác thèm ngọt, điều chỉnh lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nên kết hợp theo dõi hàm lượng Calo hấp thụ vào cơ thể để ngăn ngừa, kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.

Có hại cho răng

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường cũng dễ làm sâu răng. Vì đường giúp “nuôi” những loại vi khuẩn sản sinh ra axit ăn mòn men răng của bạn từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng, mắc bệnh răng miệng.

Gây stress

Hàm lượng đường trong máu tăng cao dễ dẫn đến kích thích những hormone gây ra tình trạng bực bội, khó chịu. Do đó bạn cần kiểm soát trước những món ăn ngọt.

Làm thế nào để biết chính xác mức độ đường trong cơ thể của bạn là bao nhiêu? Có một số cách để kiểm tra mức đường huyết của bạn:

  • Xét nghiệm đường huyết: Đây là cách chính xác nhất để biết mức đường huyết của bạn. Bạn cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để làm xét nghiệm này. Xét nghiệm đường huyết sẽ cho bạn biết mức đường huyết trung bình của bạn trong khoảng thời gian gần đây.
  • Sử dụng máy đo đường huyết: Máy đo đường huyết là một công cụ dễ sử dụng để kiểm tra đường huyết tại nhà. Bạn cần thực hiện một lỗ nhỏ trên ngón tay và dùng máy để đo mức đường huyết trong máu. Tuy nhiên, máy đo đường huyết chỉ cho biết mức đường huyết tại thời điểm thực hiện kiểm tra, không phải là mức trung bình.
  • Kiểm tra dấu hiệu và triệu chứng: Bạn cũng có thể tự kiểm tra dấu hiệu và triệu chứng của mức đường huyết không bình thường như cảm giác đói lả, buồn ngủ sau khi ăn, tiểu nhiều, thường xuyên đói ngay sau khi ăn hoặc thậm chí là mệt mỏi, buồn ngủ sau bữa ăn.
  • Theo dõi chế độ ăn uống: Theo dõi lượng đường bạn tiêu thụ hàng ngày và cố gắng kiểm soát mức đường từ thực phẩm. Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chứa đường, bạn có thể sử dụng bảng giá trị dinh dưỡng hoặc ứng dụng di động để tính toán lượng đường bạn nạp.

Lưu ý rằng mức đường huyết cơ địa có thể thay đổi từ người này sang người khác và nó có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống, thực hiện lối sống lành mạnh để kiểm soát mức đường huyết của bạn.

Khối lượng đường trong các thực phẩm hàng ngày

Khối lượng đường trong các thực phẩm hàng ngày
100 g nước ngọt chứa 10 – 14 g Carbohydrate

Ngoài vấn đề nắm được “1g đường bao nhiêu Calo?” bạn cũng nên biết được khối lượng đường trong các thực phẩm hàng ngày để lên thực đơn ăn kiêng hàng ngày. Đường tự nhiên có trong thực phẩm như gạo, khoai, rau củ quả là những loại đường mà chúng ta nên tiêu thụ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để theo dõi chính xác lượng đường mà chúng ta cung cấp cho cơ thể, chúng ta có thể tham khảo các con số sau:

  • 1 chén cơm: 40 – 50 g Carbohydrate (đường).
  • 1 củ khoai: 54 g Carbohydrate (đường).
  • 100 g sữa: 6 – 10 g Carbohydrate (đường).
  • 1 hũ sữa chua: 10 g Carbohydrate (đường).
  • 100 g nước ngọt: 10 – 14 g Carbohydrate (đường).
  • 100 g nước tăng lực: 19 g Carbohydrate (đường).

Với thông tin “1g đường bao nhiêu Calo?” bạn có thể tính tổng lượng Calo từ các thực phẩm này. Nên nhớ rằng đường tự nhiên trong thực phẩm tươi ngon hơn đường từ những sản phẩm đã qua chế biến.

Làm gì để kiêng đường thành công?

Bổ sung đường quá nhiều vào cơ thể mỗi ngày có thể gây hại đến sức khỏe và mắc phải một số bệnh lý. Do đó bạn có thể kiểm soát hàm lượng Calo với đường nạp vào cơ thể với những phương pháp dưới đây:

  • Tăng cường Protein trong bữa sáng: Một cách hiệu quả để kiêng đường là tăng lượng Protein trong bữa sáng. Protein giúp cân bằng đường huyết, giảm cảm giác đói và duy trì cơ bắp.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Hãy ăn 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn. Điều này giúp bạn tránh cảm giác đói và tình trạng “thèm đồ ngọt” do giảm đường huyết.
  • Hạn chế đường trong chế biến thức ăn: Trong quá trình nấu ăn, hạn chế việc thêm đường để tạo vị ngọt. Thay vào đó, sử dụng các nguồn đường tự nhiên và thực phẩm có hàm lượng đường thấp hơn.

Những cách trên sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa lão hóa và kiểm soát lượng đường, Calo bạn tiêu thụ hàng ngày. Hãy chọn các nguồn đường tự nhiên với thức ăn lành mạnh để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Nên ăn đường vào thời gian nào tốt cho sức khỏe?

Nên ăn đường vào thời gian nào tốt cho sức khỏe?
Nên ăn đường vào thời gian nào tốt cho sức khỏe?

Bạn có biết thời điểm ăn đường cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế để tận dụng tốt nhất những lợi ích từ đường bạn nên dùng nó vào:

  • Buổi trưa: Thời gian này là lúc tốt để bổ sung Carbohydrate cho cơ thể trước giấc ngủ trưa. Bằng cách này, bạn có thời gian để đốt cháy lượng Calo từ đường trong thời gian còn lại của ngày.
  • Buổi chiều: Vào khoảng 15 – 16 giờ, bạn có thể ăn một ít đồ ngọt để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây là thời điểm mà cơ thể đã trải qua một khoảng thời gian làm việc căng thẳng và cần nhiều năng lượng để giúp tăng cường sự tỉnh táo của não bộ.

Tuy nhiên, hãy tránh ăn đường vào buổi sáng và buổi tối. Buổi sáng, cơ thể cần thời gian để thức dậy, không cần lượng đường nhiều. Buổi tối, cơ thể cần nghỉ ngơi và đường có thể gây khó chịu cho tiêu hóa vào thời gian này.

Mặc dù đường là một loại nguyên liệu cần thiết cho 

Những lưu ý khi sử dụng đường

đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà không gặp những tác hại của đường, bạn cần tuân theo các hướng dẫn sau đây:

  • Không nên tiêu thụ quá ít đường: Việc giảm lượng đường quá thấp trong chế độ ăn có thể gây hạ đường huyết, làm bạn mất tập trung và có triệu chứng như chói mắt, chân tay run. Nếu tiếp tục thiếu hụt đường, bạn có thể mất cân, cơ thể dễ dàng mệt mỏi.
  • Tránh tiêu thụ quá nhiều đường: Việc ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do đó, hãy lưu ý kiểm soát lượng đường bạn tiêu thụ hàng ngày.
  • Sử dụng đường bổ sung một cách cân nhắc: Nếu bạn đã nạp đủ lượng đường từ thực phẩm tự nhiên như trái cây và rau củ thì không cần phải bổ sung thêm đường. Đường bổ sung thường cung cấp năng lượng rỗng, ít dưỡng chất.

Tuân theo những nguyên tắc này giúp bạn duy trì một lượng đường trong cơ thể ổn định và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày mà không gặp những tác động tiêu cực của đường. 

Như vậy hy vọng với những gì mà Đa khoa Phương Nam chia sẻ bạn đã có được câu trả lời về vấn đề “1g đường bao nhiêu Calo?” cũng như biết cách tận dụng những lợi ích mà nguyên liệu này mang lại. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ