Giải Đáp Thắc Mắc: 2 Mũi Tiêm Uốn Ván Cách Nhau Bao Lâu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Giải Đáp Thắc Mắc: 2 Mũi Tiêm Uốn Ván Cách Nhau Bao Lâu?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 18, 2023

Tiêm vắc xin phòng uốn ván được khuyến cáo là rất cần thiết đối với các mẹ bầu. Thông thường, khi mang thai lần đầu, chị em sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin để đảm bảo an toàn cho thai nhi và chính bản thân mình. Vậy 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao bà bầu cần phải tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là một loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập trong lúc sản phụ sinh con thông qua đường sinh dục, gây ra uốn ván tử cung. Lúc này, trẻ sơ sinh cũng sẽ bị lây nhiễm, vi khuẩn uốn ván tấn công vào vết thương ở dây rốn. Tiếp theo, chúng xâm nhập vào cơ thể tạo ra độc tố tetanospasmin đi vào máu rồi tấn công hệ thần kinh, làm cho bé sơ sinh bị suy hô hấp và dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. 

Có thể thấy, uốn ván là một căn bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn nhưng lại mang tới hàng loạt biến chứng nguy hiểm, mà lúc này trẻ sơ sinh lại có sức đề kháng yếu, non nớt nên rất khó để chống chọi với bệnh. 

Tiêm uốn ván luôn được coi là một việc quan trọng mà các sản phụ nên thực hiện trong quá trình mang thai. Bởi theo thống kê khi chưa có vắc xin phòng uốn ván, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do mắc bệnh này rất cao. 

Vì sao bà bầu cần phải tiêm phòng uốn ván?
Tiêm uốn ván luôn được coi là một việc quan trọng mà các sản phụ nên thực hiện trong quá trình mang thai

Đối với bà bầu thì 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

Tiêm uốn ván giúp sản phụ tự tạo ra được kháng thể trước khi sinh con, từ đó tránh được việc vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Các vắc xin phòng uốn ván cho mẹ bầu đều đã được kiểm định tính an toàn, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy mẹ bầu nên tiêm uốn ván như thế nào? 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

Thông thường, với các bà bầu mang thai lần đầu và chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván trước đó hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản thì sẽ tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Mẹ bầu được tiêm vào thời điểm mang thai tuần thứ 24 trở đi.
  • Mũi 2: Sẽ được tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng và cần tiêm trước khi chuyển dạ ít nhất là 28 ngày.

Đối với các sản phụ mang thai lần thứ 2 thì sẽ có lịch tiêm phòng uốn ván sau:

  • Những người đã được tiêm phòng đủ 5 mũi vắc xin uốn ván và lần tiêm gần nhất không vượt quá 10 năm thì không cần phải tiêm lại vắc xin uốn ván nữa.
  • Chị em đã tiêm phòng uốn ván trước đó nhưng thời gian tiêm đã quá 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi.
  • Sản phụ đã tiêm 2 mũi trong thai kỳ trước đó không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm lại 1 mũi. 

Vậy qua đây có thể thấy, câu trả lời cho 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu đó chính là khoảng 1 tháng (tối thiểu là 28 ngày). 

Đối với bà bầu thì 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?
Hai mũi tiêm uốn ván nên cách nhau tối thiểu là 4 tuần

2 mũi tiêm uốn ván cách nhau 2 tháng được không?

Bên cạnh câu hỏi 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu thì nhiều người cũng thắc mắc rằng 2 mũi vắc xin có thể tiêm cách nhau 2 tháng được không? Về cơ bản, 2 mũi uốn ván phải cách nhau 4 tuần và mũi 2 cần cách thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng là được. Vậy nên các sản phụ chỉ cần tuân thủ theo đúng lịch tiêm này là được nhé.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván cần chú ý gì?

Khi tiêm vắc xin phòng uốn ván, các mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:

  • Tiêm vắc xin phòng uốn ván có thể gây đau và sưng ở bắp tay ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác dụng phụ thường thấy, tình trạng này sẽ tự hết sau một vài ngày. Vậy nên bà bầu không cần quá lo lắng, cũng không cần sử dụng thuốc làm giảm sưng. Có thể chườm đá lạnh để làm giảm các cơn đau. 
  • Nên chọn cơ sở tiêm phòng uốn ván đã có chứng nhận của Bộ y tế.
  • Ngoài tiêm uốn ván, sản phụ mang thai từ tuần thứ 27 – 35 có thể tiêm vắc xin 3 trong 1 ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván để phòng trước các bệnh cho trẻ sơ sinh nếu trước đó chưa tiêm vắc xin này. 
  • Chị em nên tuân thủ đúng theo lịch tiêm phòng uốn ván của trung tâm y tế, nơi mà mình tiêm chủng để đảm bảo an toàn.

Chích ngừa uốn ván mũi 2 trẻ có sao không?

Rất nhiều sản phụ lo lắng không biết rằng khi mang thai thì tiêm uốn ván mũi 2 có gây ảnh hưởng gì tới sự phát triển và sức khỏe thai nhi hay không. Tuy nhiên, chị em có thể yên tâm bởi vì những vắc xin phòng ngừa uốn ván đều đã có kiểm chứng không gây hại tới thai nhi. 

Chích ngừa uốn ván mũi 2 trẻ có sao không?
Vắc xin uốn ván không gây ảnh hưởng xấu thai nhi

Không tiêm uốn ván mũi 2 có sao không?

Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu thì theo khuyến cáo là nên tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin uốn ván để có thể phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất. Nếu rơi vào trường hợp quên tiêm mũi 2 thì cũng không cần quá lo lắng, vì mũi 1 vẫn có khả năng tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không đạt ở mức tối đa.

Lúc này, mẹ bầu cũng không nên tiêm bù bởi vì có thể sẽ không đúng với lịch tiêm theo quy định và làm ảnh hưởng tới quá trình sinh của mình. Cách tốt nhất là tới các trung tâm y tế, bệnh viện phụ sản để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Tiêm phòng uốn ván bao nhiêu lần?

Chị em đang mang thai hoặc trong độ tuổi sinh nở thì sẽ cần tiêm phòng uốn ván khoảng 5 lần ở những thời điểm sau:

  • Mũi 1: Tiêm phòng uốn ván theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất là 4 tuần. 
  • Mũi 3: Tiêm trong khoảng sau thời gian từ 6 tháng đến 1 năm kể từ lúc tiêm mũi 2 hoặc cũng có thể tiêm trong lần mang thai kế tiếp.
  • Mũi 4: Tiêm từ 1 – 5 năm kể từ sau khi tiêm xong mũi 3 hoặc ở lần mang thai tiếp theo.
  • Mũi 5: Tiêm trong thời gian từ 1 – 10 năm sau khi hoàn thành mũi 4.

Với giải đáp “2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu” trong bài viết trên hy vọng đã giúp mẹ bầu tìm được câu trả lời cho mình. Đừng quên theo dõi các bài viết của Đa khoa Phương Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ