Tác giả: Duyên NguyễnNgày đăng: Tháng tám 25, 2022
Vaccine HPV mang đến hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các bệnh lý sinh dục và phụ khoa. Nổi bật phải kể đến là khả năng phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, bất kỳ loại vaccine nào cũng có độ tuổi được khuyến cáo tiêm chủng. Do đó, nhiều bạn đọc thắc mắc liệu 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng xem nhé!
Để giải đáp thắc mắc 30 tuổi có nên tiêm HPV không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung trước nhé.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô cổ tử cung. Bệnh xuất hiện khi những tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, hình thành nên các khối u. Chúng sẽ xâm lấn vào khu vực xung quanh cũng như ở các cơ quan khác bên trong cơ thể.
Chủng Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Ước tính có khoảng 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm HPV. Các nghiên cứu cho thấy hiện có hơn 140 chủng HPV phát hiện ở người. 40 chủng trong số đó là nguyên nhân gây các bệnh lý tại cơ quan sinh dục. Hai chủng HPV 16, 18 là nguy hiểm nhất. Vì chúng có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung đồng thời là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm đạo,…
Mỗi người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ bị nhiễm HPV tối thiểu 1 lần trong đời. Ước tính khoảng 50% trong số đó nhiễm chủng HPV 16 và 18. Hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại sự lây nhiễm kể trên. Tuy nhiên, sự phòng vệ của cơ thể có khả năng sẽ không thành công trong trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ cao. Điều này làm khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên trong tương lai. Vậy những người nào có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung? 30 tuổi có nên tiêm HPV không?
Những người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung
Các nhà khoa học cho biết một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư cổ tử cung. Đồng thời nó cũng làm gia tăng khả năng chuyển hóa những tế bào bình thường trở thành ác tính. Cụ thể gồm có:
Người đã từng bị nhiễm virus HPV, Chlamydia.
Quan hệ tình dục với nhiều người hoặc quan hệ khi còn trẻ: Nghiên cứu cho biết một người phụ nữ có nhiều hơn 2 bạn tình trong năm và hơn 7 bạn tình trong đời sẽ đối mặt với nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn. Bên cạnh đó, quan hệ ở tuổi vị thành niên khi những tế bào mô tử cung chưa trưởng thành, dễ bị tổn thương, nhạy cảm sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư.
Hút thuốc: Nicotine của thuốc lá dễ làm hệ miễn dịch bị suy yếu, stress, đẩy nhanh quá trình oxy hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng các gen gây ung thư.
Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài.
Mang thai nhiều lần hoặc quá sớm: Có thai và sinh con trước độ tuổi trưởng thành, khi cơ quan sinh sản vẫn chưa hoàn toàn phát triển sẽ dễ gây ra tổn thương, nhất là ở cổ tử cung. Ngoài ra, phụ nữ mang thai 4 lần trở lên cũng đối mặt với nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn.
Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị ung thư cổ tử cung.
Hệ miễn dịch cơ thể suy giảm hoặc nhiễm HIV.
Những biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Bệnh ung thư cổ tử cung có thể biểu hiện các triệu chứng dưới đây:
Âm đạo chảy máu bất thường: Nó được xem là triệu chứng điển hình nhất của bệnh ung thư cổ tử cung. Hiện tượng chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau mãn kinh, giữa các kỳ kinh nguyệt, chảy quá nhiều máu trong kỳ kinh,…
Đau khi quan hệ tình dục.
Dịch tiết âm đạo bất thường, ví dụ như có màu xám đục, mùi hôi, dịch tiết ra nhiều hơn bình thường.
Đau thắt lưng hoặc vùng chậu: Tế bào ung thư có thể đã xâm lấn đến vùng xương chậu khi xảy ra triệu chứng này.
Chân sưng đau: Khối u phát triển sẽ làm mạch máu vùng chậu, dây thần kinh bị chèn ép, gây ra triệu chứng sưng đau ở chân. Cơn đau sẽ nặng hơn theo thời gian và kéo dài dai dẳng.
Mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm và tiền ung thư ít khi có triệu chứng rõ rệt. Rất khó để kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Triệu chứng của ung thư cổ tử cung cũng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Triệu chứng sẽ có xu hướng xuất hiện khi tế bào ung thư bắt đầu phát triển cũng như xâm lấn sâu vào cổ tử cung và những cơ quan lân cận. Do đó, hầu hết bệnh nhân đều phát hiện bệnh vào giai đoạn khá trễ, khiến quá trình chữa trị gặp khó khăn.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Hiện có 3 phương pháp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả được Bộ Y Tế khuyến cáo là khám phụ khoa định kỳ, quan hệ tình dục an toàn và chủng ngừa vaccine HPV. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa trị dứt điểm. Vì thế, chị em nên tiêm vaccine HPV và thực hiện tầm soát để làm giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh về cơ quan sinh dục cũng như ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?
Độ tuổi nào nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? 30 tuổi có nên tiêm HPV không?
Tiêm vaccine HPV là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Thế nhưng độ tuổi nào nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? 30 tuổi có nên tiêm HPV không?
Các chuyên gia khuyến cáo độ tuổi phù hợp nhất để chủng ngừa vaccine HPV là 9 – 26 tuổi. Một số người cho rằng tiêm vaccine HPV từ lúc 9 tuổi là quá sớm. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn sai. Vì chủng ngừa muộn khi phái nữ đã quan hệ tình dục thì vaccine sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả. Hiệu quả miễn dịch mà vaccine mang đến cho cơ thể có thể kéo dài đến 30 năm nếu tiêm đủ 3 mũi.
Vậy 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Nếu chị em ở độ tuổi 30 nhưng chưa quan hệ tình dục thì vẫn có thể chủng ngừa vaccine HPV. Thế nhưng hiệu quả của vaccine sẽ thấp hơn so với người tiêm ở độ tuổi được khuyến cáo. Thắc mắc 30 tuổi có nên tiêm HPV không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy quy trình tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung diễn ra như thế nào?
Hiện nay có hai loại vaccine HPV phổ biến, lịch tiêm cụ thể như sau:
Vaccine Gardasil: Loại vaccine này có tác dụng với chủng HPV 6, 11, 16, 18. Lịch chủng ngừa gồm 3 mũi. Trong đó, mũi 2 sẽ được tiêm sau mũi 1 hai tháng. Mũi 3 sẽ được tiêm sau mũi 2 bốn tháng.
Vaccine Cervarix: Loại vaccine này có tác dụng với chủng HPV 16 và 18. Lịch tiêm gồm có 3 mũi. Mũi 2 tiêm cách mũi 1 một tháng. Mũi 3 tiêm cách mũi 2 năm tháng.
Những lưu ý khi tiêm ngừa HPV
Chúng ta đã tìm hiểu 30 tuổi có nên tiêm HPV không, bạn hãy lưu ý thêm những vấn đề dưới đây khi chủng ngừa loại vaccine này nhé.
Một số lưu ý về đối tượng tiêm vaccine
WHO khuyến cáo phụ nữ từ 9 – 26 tuổi nên chủng ngừa HPV để vaccine phát huy hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, vốn dĩ không có giới hạn về độ tuổi khi tiêm vaccine HPV. Việc phụ nữ đã quan hệ tình dục hay chưa cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chỉ định tiêm chủng. Vì trên thực tế, chị em trên 30 tuổi vẫn tiêm ngừa HPV được nhưng hiệu quả nhận từ vaccine sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, người tiêm vaccine HPV cần đáp ứng thêm những điều kiện dưới đây:
Đang có sức khỏe tốt.
4 tuần trước lúc chủng ngừa mũi HPV đầu tiên không tiêm bất kỳ loại vaccine nào và cũng không dùng những loại thuốc ức chế miễn dịch như chống thải ghép, Corticoid,…
Không thực hiện xét nghiệm PAP trước lúc tiêm ngừa.
Ngoài ra, các đối tượng dưới đây được khuyến cáo không sử dụng vaccine:
Đang mắc các bệnh lý cấp tính.
Cơ địa mẫn cảm với nấm men hoặc bất kỳ thành phần nào có trong vaccine.
Mẹ bầu, đang cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai trong 6 tháng tới không nên chủng ngừa vaccine HPV. Trường hợp bạn đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung nhưng phát hiện có thai thì cần hoãn lại cho đến khi sinh con ra đời. Lúc này bạn mới có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại. Lưu ý, hãy đảm bảo các mũi tiêm vẫn còn nằm trong khoảng thời gian cho phép là 2 năm.
Một số lưu ý khi tiêm vaccine HPV
Đa phần người tiêm ngừa ung thư cổ tử cung đều nhận được hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn hãy lưu ý thêm một số vấn đề trước và sau khi chủng ngừa HPV:
Chị em đã quan hệ tình dục nên thăm khám phụ khoa và thực hiện một số xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm vaccine HPV.
Hãy chủng ngừa đủ mũi và đúng thời điểm được khuyến cáo.
Nếu tiêm các mũi kế tiếp bị muộn, bạn hãy nhanh chóng sắp xếp đi chủng ngừa sớm nhất có thể mà không cần phải thực hiện lại từ mũi đầu tiên.
Trường hợp gặp phản ứng phụ sau tiêm như ớn lạnh, khó thở, sốt, ngứa và nổi mẩn ở vùng được chủng ngừa,… bạn cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ biết.
Bên cạnh việc chủng ngừa, phái đẹp nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, quan hệ tình dục hợp lý, khoa học cũng như thường xuyên thăm khám tầm soát để ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung.
Tóm lại, 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Nếu đã bước sang tuổi 30 bạn vẫn có thể chủng ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên hiệu quả mà vaccine mang lại sẽ không cao bằng trường hợp tiêm trong độ tuổi được khuyến cáo. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!