Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 30 có được không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 30 có được không?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 4 17, 2025

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc tiền sản, nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 30 có được không? Vậy khi nào nên xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ?

Khi nào thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ (còn gọi là tiểu đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn khả năng hấp thụ glucose ở các mức độ khác nhau, có thể xuất hiện hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường diễn ra âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng nên khó nhận biết, tuy nhiên thường sẽ biến mất sau 6 tuần tính từ thời điểm sinh. (Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO)

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao về các biến chứng sảy thai, thai lưu, sinh non, …; có nguy cơ tiến triển sang đái tháo đường type 2; đối mặt với nguy cơ tai biến trong quá trình mang thai cao hơn so với các bà mẹ bình thường, …Vì thế, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm tiền tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ sớm hơn so với thông thường.

Đối tượng có nguy cơ mắc Đái tháo đường cao:

  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường;
  • Bản thân đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước;
  • Thừa cân, béo phì trước khi mang thai;
  • Mang thai khi trên 30 tuổi (hoặc 35 tuổi tùy theo khuyến cáo);
  • Tiền sử sinh con nặng trên 4kg;
  • Người bị huyết áp cao;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc những bệnh lý có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao.

Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về tình trạng sức khỏe và các yếu tố nguy cơ của bản thân để được tư vấn thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phù hợp nhất.

  • Đối với sàng lọc bệnh: Nhiều thai phụ có thể xuất hiện dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sau thời điểm khuyến nghị. Trong trường hợp này, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.
  • Theo dõi diễn biến bệnh: Các thai phụ có kết quả xét nghiệm cao hơn bình thường nhưng chưa đạt ngưỡng tiểu đường thường được yêu cầu tái xét nghiệm vào tuần thai thứ 30 để đánh giá sự thay đổi và tiến triển bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đúng thời điểm. Chậm trễ có thể dẫn đến việc không phát hiện và điều trị kịp thời. Khi có các dấu hiệu như khát nhiều, tiểu nhiều (đặc biệt về đêm), mệt mỏi, tăng cân nhanh, mờ mắt, mẹ bầu cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.

Lưu ý:

Có hai phương pháp xét nghiệm phổ biến để phát hiện tiểu đường là xét nghiệm đường huyết và nghiệm pháp dung nạp glucose. Mỗi xét nghiệm có những yêu cầu riêng, vì vậy bạn nên trao đổi với đơn vị thực hiện xét nghiệm về các lưu ý trước khi tiến hành.

Đặc biệt, đối với nghiệm pháp dung nạp glucose, thai phụ cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều sau:

  • Trong 3 ngày trước xét nghiệm, cần đảm bảo chế độ ăn uống bổ sung ít nhất 150 gram carbohydrate mỗi ngày.
  • Nhịn ăn hoàn toàn và chỉ uống nước lọc trong khoảng 8 đến 12 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.
  • Tránh sử dụng rượu, bia hoặc bất kỳ chất kích thích nào trước khi làm xét nghiệm.

Có nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 31, 33 không?

ĐƯỢC nhưng tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng mẹ bầu và chỉ định của bác sĩ.

Các trường hợp bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần 31 bao gồm:

  • Có các dấu hiệu bất thường: như tăng cân nhanh, đi tiểu nhiều, thường xuyên cảm thấy khát, thị lực kém xuất hiện muộn hơn so với thời điểm sàng lọc thông thường.
  • Các xét nghiệm trước đó có kết quả cận biên: Bác sĩ có thể muốn theo dõi thêm để xác định rõ tình trạng.
  • Mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ cao nhưng chưa được sàng lọc trước đó: Ví dụ như tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, thừa cân béo phì, tiền sử sinh con to, hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

Nhiều thai phụ ở tuần thứ 33 thắc mắc liệu có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay không. Thực tế, việc xét nghiệm vẫn có thể thực hiện được, tuy nhiên, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về thời điểm thích hợp và những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường, thai phụ nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ, bạn có thể thực hiện các giải pháp sau:

Trước và trong khi mang thai

Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy duy trìn cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai và kiểm soát cân nặng tăng trong thai kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ.

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt).
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, đồ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để duy trì đường huyết ổn định.
  • Uống đủ nước (2.5 – 3 lít mỗi ngày).

Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Nên tập các bài tập cường độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày, 4-5 ngày mỗi tuần (ví dụ: đi bộ nhanh, bơi lội, yoga cho bà bầu). Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện phù hợp.

Trong thai kỳ

  • Khám thai định kỳ: Thực hiện đầy đủ các buổi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi sức khỏe và tầm soát đái tháo đường thai kỳ (thường vào tuần 24-28).
  • Kiểm tra đường huyết theo chỉ định của bác sĩ: Nếu có yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm đường huyết sớm hơn.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh: trước và trong khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ, đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

Việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 30 vẫn có thể được thực hiện, tuy nhiên, kết quả có thể không còn mang lại nhiều giá trị trong việc can thiệp như khi được thực hiện ở giai đoạn sớm hơn (thường là tuần 24-28). Nếu bạn đang ở tuần 30 và chưa thực hiện xét nghiệm này, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về lợi ích và hạn chế của việc xét nghiệm ở thời điểm này, cũng như các biện pháp theo dõi và quản lý thai kỳ phù hợp.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ