Cách Xử Lý Thông Minh Lúc Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Nước Khi Tắm

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Cách Xử Lý Thông Minh Lúc Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Nước Khi Tắm

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 17, 2021

Luôn là cần thiết nếu mẹ trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để xử lý các tình huống bất ngờ trong quá trình chăm sóc trẻ. Điển hình là lúc trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm, mẹ hãy xem ngay bài viết này để tìm hiểu rõ hơn nhé!

Hướng dẫn xử lý lúc trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm là điều không người mẹ nào mong muốn, nhưng bạn cần phải thật bình tĩnh để sơ cứu cho trẻ càng nhanh càng tốt, tránh để nước chảy sâu vào khí quản gây nguy hiểm. Cụ thể, mẹ nên thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Vỗ lưng cho trẻ

Đầu tiên, mẹ hãy cho trẻ nằm sấp trên tay của mình, lưu ý để đầu trẻ cuối xuống thấp hơn phần thân. Tiếp đến, dùng tay còn lại vỗ mạnh vào lưng trẻ 5 lần tại vị trí giữa hai xương bả vai. Sau đó, mẹ nhanh chóng lật trẻ ngược lại, nếu miệng và mũi trẻ có nước trào ra thì nhanh chóng dùng miệng mình hút sạch.

tre-so-sinh-bi-sac-nuoc-khi-tam-1
Mẹ hãy vỗ vào lưng trẻ khi bị sặc nước

Bước 2: Ấn vào ngực trẻ

Sau khi thực hiện bước 1 nhưng cơ thể trẻ vẫn còn tím tái. Mẹ hãy dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh vào vị trí nửa dưới xương ức ở ngực trẻ, thực hiện 5 lần. Khi thấy trẻ khóc và hồng hào trở lại thì bạn có thể ngừng. Nếu trẻ vẫn còn tím tái thì lặp đi lặp lại động tác vỗ lưng, ấn ngực liên tiếp từ 5 đến 8 lần đến khi trẻ khỏe.

Bước 3: Đưa trẻ đi thăm khám

Thực hiện xong bước 1 và bước 2 vẫn chưa đủ, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám, theo dõi kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nếu trẻ vẫn chưa thở lại được thì không nên đưa trẻ đi khám ngay, mà phải sơ cứu trước. Vì sặc nước lâu sẽ làm não trẻ thiếu Oxy, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý cho trẻ khi tắm tránh bị sặc nước hoặc uống nước

Để tránh trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm và uống phải nước ngoài ý muốn, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

Tuyệt đối không để bé ở một mình trong chậu tắm hoặc phòng tắm. Dù bạn chỉ rời xa một giây, bé cũng có thể trượt ngã vô cùng nguy hiểm.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã tắt vòi nước trước khi đặt bé vào chậu. Vì nếu vòi nước chảy vào mặt bé sẽ vô cùng nguy hiểm, khiến dễ sặc nước, ngạt thở.

Xem xét mực nước cẩn thận trước khi đặt bé vào chậu, bảo đảm nước chỉ đến vai nếu bé nằm xuống. Thông thường, mực nước khoảng 13 cm là phù hợp.

Mẹ cần giữ bé thật chặt khi tắm, tránh để rơi xuống chậu nước. Luôn đỡ đầu và vai trẻ cao hơn mực nước quy định. Trong quá trình đặt trẻ xuống chậu, mẹ hãy dùng một tay đỡ phần cổ, tay kia đỡ mông. Khi bé ngồi xuống chậu và không quấy khóc, lúc này mẹ có thể vớt nước tắm cho bé.

tre-so-sinh-bi-sac-nuoc-khi-tam-2
Mẹ cần giữ bé thật chặt khi tắm

Những trường hợp nguy hiểm khác khi tắm cho bé mà mẹ cần biết

Bên cạnh tình huống trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm, mẹ cần biết những trường hợp nguy hiểm khác để phòng tránh, điển hình như:

Trường hợp 1: Bé bị bỏng da

Da bé sẽ bị đỏ, kèm theo biểu hiện khó chịu, quấy khóc khi nước tắm nóng quá mức so với làn da bé. Nếu chẳng may xảy ra, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Để tránh làm bé bị bỏng da, mẹ cần đo nhiệt độ nước trước khi tắm, khoảng 37 độ C là thích hợp nhất.

Trường hợp 2: Trẻ bị hạ thân nhiệt

Nếu mẹ tắm cho bé lâu hoặc nước quá lạnh sẽ khiến tay chân bé tím tái, lạnh ngắt. Bé có thể bị suy hô hấp sau đó, bỏ bú, ngủ li bì. Khi trẻ hạ thân nhiệt, mẹ cần nhanh chóng ủ ấm cho trẻ kết hợp theo dõi nhịp thở. Nếu thấy trẻ có triệu chứng suy hô hấp, phải tranh thủ đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Hạ thân nhiệt khá nguy hiểm, nên mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước khi tắm cho bé, thực hiện kỹ thuật tắm từng phần, xong vị trí nào thì dùng khăn quấn vào ngay, thời gian tắm tối đa là 5 phút.

tre-so-sinh-bi-sac-nuoc-khi-tam-3
Mẹ cần nhanh chóng ủ ấm cho bé khi bị hạ thân nhiệt

Trường hợp 3: Bé bị nhiễm trùng

Khi mẹ tắm sai cách từ vùng sạch đến vùng bẩn sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng. Những biểu hiện thường gặp là bé thở nhanh, sốt cao, mệt mỏi, lờ đờ. Lúc này, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. Để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng, mẹ hãy tắm cho bé theo trình tự từ trên xuống dưới, từ nơi sạch đến nơi bẩn, cũng như vệ sinh các dụng cụ tắm và vật dụng xung quanh.

Trường hợp 4: Trẻ bị sặc sữa, ngưng thở

Trẻ bất ngờ tím tái là biểu hiện thường gặp khi bị sặc sữa, ngưng thở. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng hút dịch từ mũi bé ra, ủ ấm ngay lập tức và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ gặp một số vấn đề sức khỏe về tim mạch, đường hô hấp, dạ dày,… hoặc tư thế tắm cho không đúng. Để hạn chế nguy cơ bị sặc sữa, ngưng thở, khi tắm mẹ hãy nâng đầu bé cao lên và liên tục quan sát biểu hiện.

Trường hợp 5: Bé bị chấn thương

Tư thế tắm không đúng cách hoặc mẹ bất cẩn làm bé va vào vật cứng khi tắm sẽ khiến bé bị chấn thương. Nếu thấy vết bầm tím trở nên sưng tấy, ngày càng nghiêm trọng mẹ hãy tranh thủ đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám. Vì cơ thể của bé rất non yếu, dễ bị tổn thương nên mẹ cần tập trung và cẩn thận khi tắm cho bé. Hãy luôn tắm trẻ đúng tư thế, không để trẻ một mình hoặc rời xa tầm mắt của bạn.

Thông qua bài viết này, mong rằng mẹ đã biết cách xử lý nếu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu có câu hỏi khác cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam bằng Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ