[Giải Đáp] Siêu Âm Thai Nhi 8 Tuần Tuổi Có Quan Trọng Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Giải Đáp] Siêu Âm Thai Nhi 8 Tuần Tuổi Có Quan Trọng Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 18, 2021

Mẹ bầu thường siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi nhưng việc này có thật sự quan trọng không? Hình ảnh, chỉ số siêu âm như thế nào và bác sĩ dùng kết quả để chẩn đoán những vấn đề gì? Nhằm giúp mẹ bầu nhận thêm thông tin hữu ích và sẵn sàng đón chào một thai kỳ thuận lợi, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên trong bài viết này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi có quan trọng không?

Siêu âm thai nhi là phương pháp chẩn đoán y khoa phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của em bé bằng hình ảnh. Kỹ thuật siêu âm thai nhi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giúp bố mẹ quan sát hành trình phát triển diệu kỳ của con.

sieu-am-thai-nhi-8-tuan-tuoi
Tiến hành siêu âm khi thai nhi được 8 tuần tuổi rất quan trọng

Thông qua việc siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tính tương đối chính xác tuổi thai. Từ đó, tiến hành dự đoán ngày sinh để giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất. Nếu nhận được kết quả thai đã di chuyển vào tử cung ổn định, mẹ bầu sẽ cảm thấy an tâm hơn. Và đó sẽ là bước đệm quan trọng cho những giai đoạn phát triển và hoàn thiện tiếp theo của con yêu.

Ngoài siêu âm, thai phụ cũng cần thử nước tiểu, kiểm tra nội tiết, cân nặng, xét nghiệm máu, uống (hoặc tiêm) thuốc nội tiết nếu cần,… Bên cạnh đó, thai phụ phải cung cấp những thông tin liên quan khác về bệnh lý di truyền, mãn tính,… của bản thân và gia đình để bác sĩ xem xét.

Siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi là cột mốc mẹ bầu nhất định không thể bỏ qua trong các mốc khám thai quan trọng nhất. Vì đây là lần siêu âm đầu tiên kể từ lúc bạn biết mình có thai thật không, có đa thai không, dự đoán ngày sinh và tuổi thai và một số dị tật thai. Thắc mắc siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi có quan trọng không đã được giải đáp. Vậy kết quả siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi như thế nào?

Kết quả siêu âm thai nhi 8 tuần

Kết quả siêu âm thai nhi 8 tuần mà mẹ nhận được từ bác sĩ sẽ phản ánh rất nhiều vấn đề, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hình ảnh siêu âm thai 8 tuần

Qua hình ảnh siêu âm thai 8 tuần chúng ta sẽ thấy con yêu có kích thước rất nhỏ, nhưng hầu hết các bộ phận cơ thể đã xuất hiện. Bé chỉ dài khoảng 1,3 cm và ước tính nặng khoảng 1 gam. Tại thời điểm này, não, chóp mũi, tim, nếp gấp của mí mắt, hậu môn, chân, ngón tay đang dần hình thành. So với tuần đầu tiên, động mạch chủ, cuống phổi có những biểu hiện đặc trưng, hệ tiêu hóa, tai, tuyến sinh dục tiếp tục phát triển. Nếu mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai, kích thước của các bé sẽ nhỏ hơn so với bình thường.

sieu-am-thai-nhi-8-tuan-tuoi
Hình siêu âm thai 8 tuần tuổi

Chỉ số siêu âm thai 8 tuần

Khi em bé được 8 tuần tuổi, thông qua phương pháp siêu âm sẽ cung cấp hai chỉ số quan trọng là đường kính túi thai (GSD) và chiều dài đầu mông (CRL), cụ thể như sau:

Tuổi thai GSD (mm) CRL (mm)
8 tuần 26 16
8 tuần 1 ngày 26,5 17
8 tuần 2 ngày 27 18
8 tuần 3 ngày 28 19
8 tuần 4 ngày 29 20
8 tuần 5 ngày 30 21
8 tuần 6 ngày 31 22

Nếu chỉ số của con yêu quá chênh lệch so với bảng trên, mẹ bầu cần nhận tư vấn từ bác sĩ để kịp thời tìm cách xử lý. Vì nếu kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bác sĩ có thể chẩn đoán những vấn đề gì khi siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi

Ngay cả khi thai nhi 8 tuần tuổi còn khá nhỏ, nhưng thông qua hình ảnh siêu âm vẫn giúp bác sĩ nhận biết được kích thước và hình dáng của con yêu.

Hình ảnh siêu âm sẽ như một cơ sở khoa học giúp bác sĩ dựa vào đấy để dự đoán ngày sinh và tuổi thai sao cho chính xác nhất dựa vào chiều dài đầu mông của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình hình tăng trưởng của thai nhi bằng những chỉ số quan trọng thu thập được. Trong giai đoạn này, nếu thai nhi phát triển bình thường thì đường kính túi thai GSD có thể lên đến 30mm và chiều dài đầu mông (CRL) khoảng từ 16 – 22 mm.

Về tim thai, khi bé được 8 tuần tuổi đã hình thành tim thai, có 4 ngăn tim, vách tim và bắt đầu đập những nhịp đầu tiên, nhịp tim của thai có thể dao động từ 100 – 160 nhịp/phút. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi lại không thấy tim thai, khi đó có 2 trường hợp có thể xảy ra mà mẹ cần lưu ý:

  • Thai nhi chưa hình thành do phát triển chậm: khi đó mẹ có thể chờ đến tuần sau để siêu âm lại hoặc thực hiện xét nghiệm nồng độ HCG để có kết quả chính xác hơn.
  • Thai nhi ngừng phát triển và chết lưu: trường hợp này thì ngoài siêu âm không có tim thai, mẹ còn có các dấu hiệu sảy thai như đau bụng, xuất huyết, cơ thể không có các dấu hiệu của thời kỳ ốm nghén,…

Nếu kết quả siêu âm xấu phải làm sao?

Kết quả siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi có thể không tốt như mong đợi, lúc này mẹ bầu hãy bình tĩnh và nhận chỉ dẫn, tư vấn từ bác sĩ. Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn. Nếu kết quả thật sự xấu, bác sĩ sẽ dựa vào kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cũng như tình hình sức khỏe của bạn và thai nhi để có chỉ định giải quyết phù hợp.

Một số lưu ý khi siêu âm thai 8 tuần tuổi

Để giúp mẹ bầu có góc nhìn cụ thể và rõ nét hơn về việc siêu âm thai 8 tuần tuổi, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn một vài lưu ý dưới đây:

sieu-am-thai-nhi-8-tuan-tuoi-2
Mẹ bầu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi nhận kết quả xấu

Siêu âm thai 8 tuần tuổi có hại không?

Hiện nay, siêu âm thai là phương pháp được sử dụng rất phổ biến. Sóng âm được dùng để phát, thu tín hiệu của tử cung, nhau thai và các cơ quan khác trong khung xương chậu, hoàn toàn an toàn với mẹ bầu cũng như em bé.

Chưa có bất kỳ ghi nhận nào chứng minh siêu âm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên sử dụng phương pháp siêu âm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng. Đặc biệt là khi em bé 8 tuần tuổi sẽ dễ bị tác động từ các nhân tố bên ngoài.

Những hình thức siêu âm thai 8 tuần tuổi

Đa phần bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu siêu âm 2D. Vì với độ tuổi của em bé, kỹ thuật siêu âm 2D đã đủ để đáp ứng nhu cầu thăm khám. Hai hình thức siêu âm phổ biến mà mẹ bầu có thể lựa chọn là:

Siêu âm qua thành bụng

Siêu âm bụng là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất hiện nay. Để dễ dàng quan sát thai nhi hơn, mẹ bầu nên uống nước và nhịn tiểu khoảng 1 tiếng trước lúc siêu âm nhằm làm căng bàng quang, nhất là khi em bé 8 tuần tuổi còn quá nhỏ.

Siêu âm thai sử dụng đầu dò

Siêu âm thai đầu dò là kỹ thuật sử dụng một ống dò đặc biệt nhẹ nhàng đưa vào âm đạo mẹ bầu. Hình ảnh sẽ hiển thị nhanh chóng ra màn hình khi đầu dò phát và thu tín hiệu bằng sóng siêu âm. So với siêu âm thành bụng, kết quả của siêu âm đầu dò chính xác hơn nhưng ít phổ biến bằng. Chỉ khi nghi ngờ em bé bị bất thường về nhau thai, không có tim thai,… thì kỹ thuật siêu âm đầu dò mới được chỉ định thực hiện.

Lưu ý chăm sóc thai nhi 8 tuần tuổi

Khi thai nhi được 8 tuần tuổi, tức tháng thứ 2 của trong tam cá nguyệt thứ nhất, các bộ phận và cơ quan quan trọng đã cơ bản được hình thành. Khi này mẹ bầu sẽ gặp một số tình trạng như đau co thắt và căng nhẹ ở vùng bụng, ngực căng đầy, gặp một số vấn đề về tiêu hóa, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi hương là biểu hiện cho sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Vậy trong thời gian này, mẹ cần lưu ý gì để chăm sóc sức khỏe của 2 mẹ con thật tốt?

  • Chế độ dinh dưỡng: Trong chế độ ăn mẹ cần lưu 3 vấn đề. Thứ nhất, nên chọn những loại thực phẩm có nhiều tinh bột, chất xơ và dễ tiêu hóa. Thứ hai, hạn chế đồ nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ vì không tốt cho hệ tiêu hóa. Thứ 3, không nên ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá mập, cá thu, cá chỉ vàng, cá bơn hoặc những sản phẩm có chứa thành phần cam thảo để tránh nguy cơ sảy thai.
  • Bổ sung đầy đủ nước: giúp dịu cảm giác buồn nôn và cải thiện tình trạng tiêu hóa. Nếu vị của nước lọc khiến bạn nhàm chán thì có thể thêm một ít lát cam hoặc chanh để tăng hương vị.
  • Vận động cơ thể: những vận động nhẹ, hợp lý và đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đẩy lùi cảm giác ốm nghén và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ (giúp mẹ sinh dễ). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ nên tập yoga, bơi lội hoặc đi bộ, tránh chạy bộ, quần vợt, đi xe đạp nhanh, các bài tập thể dục cường độ.
  • Lưu ý tình trạng xuất hiện các đốm máu trên quần lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiểu, hay chảy máu: có thể là một tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của sẩy thai vì thế bạn cần báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chi tiết.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong thắc mắc siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi có quan trọng không, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về kết quả và phương pháp thực hiện. Để thai kỳ diễn ra thuận lợi, em bé phát triển tốt, mẹ bầu nên thăm khám theo đúng lịch do bác sĩ đề ra nhé. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ