Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp câu hỏi mắc quai bị có được ăn trứng không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những món nên kiêng và nên ăn trước.
Để quá trình điều trị quai bị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bên cạnh việc nghỉ ngơi, chữa bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn cần tránh xa những loại thực phẩm dưới đây trong khẩu phần ăn hàng ngày:
Đồ chua, cay: Tuyến nước bọt sẽ bị kích thích nếu ăn các món có vị cay, chua. Điều này vô tình khiến cảm giác đau đớn, tình trạng sưng viêm của tuyến nước bọt thêm trầm trọng. Vì chúng vốn đang yếu mà lại phải hoạt động nhiều.
Đồ nếp: Dù nếp là loại nguyên liệu phổ biến giúp tạo ra những món ăn ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, khi mắc quai bị bạn cần tránh xa đồ nếp. Do tình trạng sưng ở tuyến mang tai có thể sẽ trầm trọng hơn, từ đó quá trình điều trị cũng bị kéo dài.
Thịt gà: Nhiều độc giả thắc mắc “bị quai bị có ăn được thịt gà không“? Bình thường khi ăn thịt gà chúng ta phải dùng nhiều sức để nghiền nát. Vì thịt gà vốn dĩ khá dai. Đối với người mắc quai bị là điều bất lợi, do quá trình ăn uống lúc này đang gặp khó khăn. Dùng thịt gà khiến việc nhai nuốt của bệnh nhân thêm thách thức.
Nhằm nâng cao sức đề kháng, rút ngắn thời gian hồi phục khi chữa trị quai bị, bạn nên dùng các loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:
Ngũ cốc hoặc các món chế biến từ đậu: Các loại đậu có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Ngoài ra, đậu và ngũ cốc còn mang đến công dụng nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của bệnh tật. Vì thế, đối với người mắc quai bị, nên ăn ngũ cốc và các món chế biến từ đậu.
Thức ăn dạng lỏng: Bệnh nhân quai bị đôi khi sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao và khó tiêu hóa thức ăn. Vì thế, người mắc quai bị nên ưu tiên dùng các món lỏng, mềm như cháo thịt bằm, nước ép rau củ, canh trứng,… Những món này dễ nuốt mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Đặc biệt, “bị quai bị có được uống sữa không?”, tương tự như các thực phẩm kể trên, sữa chứa nhiều dinh dưỡng và dễ nuốt nên hoàn toàn có thể dùng khi bị quai bị.
Trong cùng một bữa ăn, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều món. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày. Bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng cho đến khi hồi phục, sau đó mới từ từ quay lại như lúc bình thường.
Các loại rau xanh, trái cây giàu Vitamin C: Vitamin C mang đến công dụng tăng cường sức đề kháng. Các loại Vitamin khác và rau xanh giàu chất xơ giúp sức khỏe nhanh chóng cân bằng. Với người mắc quai bị, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, việc bổ sung rau xanh và trái cây là cực kỳ quan trọng. Bạn nên ưu tiên những thực phẩm như bí đỏ, cải bó xôi,… Tuy nhiên, bị quai bị lại kiêng trái cây có vị chua vậy “bị quai bị có nên uống nước cam“? Theo các chuyên gia, tùy theo bạn và nếu có uống nên chọn cam ngọt.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm qua đường hô hấp và vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể khỏi và không để di chứng nguy hiểm nếu phát hiện sớm và biết cách chăm sóc tại nhà. Vì thế ngoài vấn đề dinh dưỡng, bạn nên tham khảo “bệnh quai bị kiêng gì” để giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
Và tiếp theo chúng ta sẽ đi vào nội dung chính của phần chia sẻ này “quai bị có được ăn trứng không”? Lợi ích mà trứng gà mang đến là gì? Xem ngay bài viết này sẽ rõ!
Trứng gồm lòng trắng và lòng đỏ. Chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ. Lòng đỏ trứng gà sở hữu 1,6% chất khoáng, 29,8% chất béo và 13,6% đạm. Đạm trong lòng đỏ trứng có lượng Axit Amin toàn diện và tốt nhất. Lòng trắng trứng có thành phần đa số là nước, chất béo, 10,3% đạm và rất ít khoáng chất. Chất đạm của lòng đỏ trứng ở trạng thái hòa tan và chủ yếu thuộc loại đơn giản. Còn chất đạm của lòng trắng trứng cũng có thành phần Axit Amin tương đối hoàn thiện và chủ yếu là Albumin.
Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp Axit Amin hàng đầu, rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là trẻ nhỏ, rất cần bổ sung để hỗ trợ quá trình phát triển cân nặng và chiều cao. Ngoài ra, nguồn chất béo của trứng (Lecithin) được đánh giá là quý hiếm, ít khi xuất hiện ở thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào dịch thể của tổ chức, thành phần tế bào, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình phân tách Cholesterol, ngăn ngừa tích lũy và điều hòa lượng Cholesterol.
Lượng Cholesterol trong trứng cũng khá đáng kể (600 mg trên 100 gam trứng gà). Nhưng Lecithin và Cholesterol lại có sự tương quan thuận lợi. Cholesterol sẽ được điều hòa bằng Lecithin, giúp đào thải bớt Cholesterol ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch.
Trứng cũng là nguồn cung cấp chất khoáng và Vitamin rất tốt. Các khoảng chất như Mangan, Đồng, Kẽm, Sắt,… tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng có cả Vitamin tan trong dầu (A, D, K), Biotin và Vitamin tan trong nước (B1, B6). Biotin còn được gọi là Vitamin B8, tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi, Avidin kết hợp với Biotin tạo phức hợp Biotin – Avidin rất bền vững, làm mất hoạt tính Biotin và không chịu tác dụng của men tiêu hóa.
Trên đây là những lợi ích mà trứng gà mang đến, vậy mắc quai bị có được ăn trứng không? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!
Mắc quai bị có được ăn trứng không? Paramyxovirus là tác nhân gây bệnh quai bị. Viêm tuyến nước bọt mang tai, có cảm giác khó chịu, sưng đau là biểu hiện điển hình của bệnh. Quai bị khá lành tính nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm tinh hoàn với nam giới, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
Để bệnh nhanh khỏi, ngoài nghỉ ngơi, uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Do đó, nhiều thắc mắc về khẩu phần và thực phẩm được đặt ra như mắc quai bị có được ăn trứng không?
Nhiều nghiên cứu cho rằng khi mắc quai bị vẫn có thể ăn trứng được. Vì trứng là nguồn cung cấp khoáng chất và Vitamin tốt. Bạn có thể nấu cháo trứng và cho ít hành vào lại càng bổ dưỡng. Mang đến công dụng đẩy lùi các vi khuẩn có hại cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, cải thiện tình trạng bệnh quai bị. Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn câu hỏi mắc quai bị có được ăn trứng không. Thế nhưng nên ăn trứng gà như thế nào tốt cho sức khỏe?
Bên cạnh câu hỏi mắc quai bị có được ăn trứng không? Nhiều người cũng thắc mắc ăn trứng gà như thế nào tốt cho sức khỏe? Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.
Lòng trắng và lòng đỏ trứng có sự đồng hóa khác nhau. Với lòng đỏ, nếu ăn sống hoặc chín đều rất dễ hấp thụ, đồng hóa, do độ nhũ tương và các thành phần dinh dưỡng được phân tán đều. Nếu chế biến bằng phương pháp thông thường, giá trị dinh dưỡng của nó không bị giảm đi, trừ khi nấu quá kỹ. Trong lòng trắng trứng chứa men Antitrypsin, có khả năng ức chế men tiêu hóa của ruột và tụy. Do đó, lúc ăn lòng trắng trứng thường đồng hóa kém, dễ gây khó tiêu hóa. Tuy nhiên, men này sẽ bị phá hủy khi đun nóng 80 độ C.
Trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng trứng. Vì trứng là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và quen thuộc, dưỡng chất lại phân bố với tỷ lệ cân đối. Với trẻ nhỏ dưới 5 – 6 tháng, chỉ nên cho ăn trứng 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 1/2 phần lòng đỏ dưới dạng nấu cháo hoặc bột. Với trẻ trên 7 tháng, có thể ăn 1 quả trứng gà/vịt mỗi ngày.
Người lớn có thể ăn trứng 3 – 4 lần một tuần. Người có Cholesterol trong máu cao, huyết áp cao vẫn ăn trứng được. Vì theo nghiên cứu, trứng không làm tăng Cholesterol trong máu và huyết áp. Tuy nhiên, người bị mỡ trong máu, cao huyết áp tốt nhất chỉ nên tiêu thụ trứng 2 – 3 lần một tuần.
Bên cạnh việc tìm hiểu mắc quai bị có được ăn trứng không, bạn nên lưu ý thêm một số bệnh không nên ăn trứng gà, cụ thể như sau:
Theo một nghiên cứu, các mảng bám ở động mạch sẽ dày lên nếu ăn hơn 3 quả trứng gà một tuần. Điều này sẽ làm thu hẹp động mạch, máu chảy khó khăn hơn, để cung cấp đủ máu buộc trái tim phải bơm mạnh, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.
Người mắc bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch không nên ăn trứng gà thường xuyên vì làm tắc nghẽn, thu hẹp động mạch vành. Nguy hiểm hơn, các mảng bám vỡ ra dễ hình thành cục máu đông, gây đau tim, đột quỵ.
Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, khiến tình trạng sốt thêm trầm trọng, nếu ăn trứng gà khi đang sốt (đặc biệt là trẻ em). Để tránh hậu quả khó lường, lúc chăm sóc người ốm bị sốt, hạn chế cho ăn thực phẩm chứa nhiều Protein như trứng.
Thận không loại bỏ được hết độc tố ra khỏi cơ thể khi bị viêm thận vì chức năng trao đổi chất suy giảm. Nếu ăn trứng, hàm lượng Urê trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến bệnh viêm thận thêm trầm trọng, thậm chí đối mặt với nguy cơ nhiễm độc đường tiết niệu.
Ngoài ra, không nên nạp quá nhiều trứng vào cơ thể khi mắc bệnh sỏi thận. Đường ruột sẽ tiết ra nhiều chất làm co bóp túi mật, chứa hàm lượng đạm rất cao, khiến túi mật vốn đã yếu lại ngày càng yếu hơn. Từ đó, sẽ sinh ra các triệu chứng lâm sàng như đau đớn, nôn mửa,…
Bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng, nếu người mắc tiểu đường tuýp 2 mỗi tuần ăn nhiều hơn 2 quả trứng gà. Vì trứng gà chứa nhiều chất béo bão hòa và Cholesterol dễ gây kích ứng tiểu đường tuýp 2. Do đó, để tránh làm ảnh hưởng sức khỏe, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trứng nhưng cần kiểm soát mức độ.