Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 25, 2021
Mục Lục Bài Viết
Quai bị (tiếng Anh: Mumps) dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ…Viêm tinh hoàn (orchitis) là một biến chứng khá thường gặp sau tuổi dậy thì nhưng biến chứng vô sinh thì không thường gặp như nhiều người vẫn lo ngại. Các biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần kinh lan lên, viêm tụy cấp, viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.
Quai bị là một căn bệnh phổ trên toàn cầu. Vùng dân cư đông đúc, khí hậu lạnh, điều kiện sống kém có tỷ lệ mắc cao. Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxoviridae gây ra. Trong thiên nhiên, con người là ký chủ duy nhất của bệnh quai bị. Dù có hay không xuất hiện dấu hiệu, quai bị cũng tạo miễn dịch kéo dài và bền vững, hiếm khi mắc lại lần thứ hai.
Tại Việt Nam, trong 10 năm qua tỷ lệ mắc quai bị không có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả khi đã có vacxin nhưng quá trình phổ cập chủng ngừa chưa rộng rãi. Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị sẽ có nguy cơ gây biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về nhiều vấn đề khác của bệnh quai bị, cụ thể gồm có:
Tại Việt Nam, bệnh quai bị có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, nhưng chủ yếu vào mùa thu đông, tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Bắc. Tỷ lệ mắc ước tính dao động khoảng 10 – 40 ca trên 100.000 ngàn dân.
Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxoviridae là tác nhân gây bệnh. Trong môi trường bên ngoài cơ thể, chủng virus này vẫn có khả năng tồn tại. Cụ thể là từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 20 độ C. Tại nhiệt độ -25 đến -70 độ C virus tồn tại từ 1 đến 2 năm. Thế nhưng, ở nhiệt độ trên 56 độ C, trong môi trường chứa hóa chất khử khuẩn Clo, dưới ánh sáng mặt trời virus quai bị sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh quai bị. Nguy cơ nhiễm quai bị ở nam giới cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, ít gặp ca bệnh với trẻ dưới 2 tuổi. Mặc dù bé chỉ được kháng thể bảo vệ trong khoảng 6 tháng đầu nếu mẹ từng mắc quai bị. Tần suất bệnh tăng dần sau 2 tuổi và đạt đỉnh cao ở lứa tuổi từ 10 – 19. Ước tính 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Nguồn truyền nhiễm và ổ chứa duy nhất của bệnh quai bị là con người. Quai bị lây lan chủ yếu thông qua đường hô hấp, khi người lành vô tình hít phải bụi nước chứa virus. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus bám vào miệng, niêm mạc mũi và thông qua đường máu di chuyển đến nội tạng để gây bệnh. Vào giai đoạn khởi phát, bệnh nhân có khả năng lây lan mạnh mẽ cho cộng đồng. Trong một vài trường hợp, người bệnh hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng gì, nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm.
Sau khi bị nhiễm virus từ 2 đến 3 tuần, triệu chứng của quai bị sẽ xuất hiện, trong những tuần tiếp theo mức độ sẽ giảm dần. Triệu chứng đặc trưng của quai bị là sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (hàm và vùng má). Đôi khi tình trạng sưng đau có thể diễn biến nặng đến mức không thể nhìn thấy phần góc của xương hàm dưới mang tai. Trong một số ít trường hợp, có thể sưng đau ở dưới lưỡi và hàm dưới.
Đôi khi triệu chứng của quai bị dễ bị nhầm lẫn với sưng tuyến nước bọt do bệnh cúm hay sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh những triệu chứng đặc hiệu, trước đó có thể xuất hiện dấu hiệu không điển hình khác như chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ kéo dài từ 3 – 4 ngày,… Một số người mắc quai bị hoàn toàn chẳng xuất hiện triệu chứng gì hoặc biểu hiện dấu hiệu không điển hình.
Bệnh quai bị ít khi dẫn đến biến chứng nhưng nếu có thì thường khá nghiêm trọng. Các biến chứng liên quan đến tình trạng sưng viêm ở những bộ phận khác như:
Hiện nay, chỉ có thể điều trị triệu chứng bệnh vì chưa có thuốc đặc trị quai bị. Nên cách ly người mắc quai bị trong khoảng 2 tuần khi phát hiện bệnh. Người bệnh có thể được hướng dẫn cách ly và chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của cơ sở y tế.
Bệnh nhân phải thường đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác trong thời gian cách ly. Dụng cụ y tế và đồ dùng cá nhân của người bệnh cần được khử khuẩn thường xuyên. Sau khi khỏi bệnh, không gian sống và vật dụng của bệnh nhân cũng cần được khử trùng thêm lần nữa, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm cho cộng đồng. Triệu chứng của bệnh quai bị có thể giảm bớt thông qua các phương pháp hỗ trợ và thói quen sinh hoạt dưới đây:
Nếu nam giới bị viêm tinh hoàn nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. Dùng Prednisolon 60 mg/ngày, Corticoid liều cao ngay từ đầu sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Vậy cách phòng bệnh quai bị ra sao?
Tiêm vacxin đủ mũi, đúng lịch là cách phòng bệnh quai bị an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Bất kỳ ai chưa có miễn dịch cũng cần chủng ngừa. Hiện nay, vacxin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) giúp phòng chống bệnh quai bị, Rubella, sởi đang được lưu hành rộng rãi.
Hai loại vacxin kể trên được chỉ định tiêm ngừa cho cả người lớn và trẻ nhỏ (trên 1 tuổi) chưa từng chủng ngừa hoặc tiêm thiếu mũi cơ bản. Trong trường hợp người lớn đã mắc cả 3 bệnh quai bị, Rubella, sởi cần kiểm tra nồng độ kháng thể để xem có cần tiêm vacxin hay không.
Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi – dưới 7 tuổi
Lịch tiêm cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn
Trẻ có thể tiêm kết hợp vacxin Quai bị – Sởi – Rubella khi được 9 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ chủng ngừa khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng, trong trường hợp trẻ sống ở vùng dịch chưa có kháng thể phòng bệnh. Lúc này, thực hiện mũi đầu tiên khi trẻ 9 tháng tuổi. Trẻ 15 – 18 tháng tuổi tiêm mũi thứ 2. Mũi thứ 3 cách mũi trước đó khoảng 3 – 5 năm. Trước khi có thai ít nhất 3 tháng, chị em nên hoàn tất lịch tiêm. Nếu biết mình mang thai khi đang tiêm quai bị chưa xong, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể.