Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 15, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp câu hỏi mắc cảm cúm có bị tiêu chảy không, chúng ta cần hiểu rõ về triệu chứng của bệnh cúm trước.
Mọi người thường nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh thông thường, vì chúng có những dấu hiệu tương tự nhau, điển hình như đau rát vùng họng, sốt, ngạt mũi, đau đầu,… Tuy nhiên, triệu chứng cùa bệnh cúm nặng và có chiều hướng phát triển nhanh hơn.
Sau khi nhiễm virus cúm, 1 – 3 ngày sau đó biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện. Ban đầu, người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng như ngạt mũi, đau họng, ho có đờm hoặc ho khan, sốt cao,… Với trẻ em có thêm một số dấu hiệu khác như nôn mửa, sưng hạch, đau họng,… Vậy mắc cảm cúm có bị tiêu chảy không? Xem tiếp bài viết để tìm hiểu bạn nhé!
Cảm cúm có bị tiêu chảy không? Đáp án là hoàn toàn có thể, với những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Bạn sẽ rất dễ bị cảm cúm kèm theo triệu chứng tiêu chảy khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là lúc nhiệt độ giảm xuống thấp. Sức đề kháng của cơ thể lúc bị cảm cúm sẽ giảm đi một cách rõ ràng. Chính vì thế, các loại vi khuẩn và virus sẽ có điều kiện tấn công, dẫn đến tình trạng cảm cúm, tiêu chảy, đau bụng,…
Bệnh cảm cúm có nhiều triệu chứng khác nhau và biểu hiện ra bên ngoài như ho, sổ mũi, đau họng, sốt, nghẹt mũi. Bên cạnh đó, có thể kèm theo tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Những biểu hiện vừa kể được gọi là vi trường cảm mạo. Khi hệ thống hô hấp bị cảm nhiễm 1 loại siêu vi thì sẽ dẫn đến chứng vị trường cảm mạo. Sau đó, lây lan xuống bao tử, ruột già, ruột non, khiến bệnh nhân đối mặt với triệu chứng đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Câu hỏi mắc cảm cúm có bị tiêu chảy không đã tìm ra đáp án. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá cách điều trị tiêu chảy khi bị cảm cúm nhé!
Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi nhiều hơn khi mắc tiêu chảy trong lúc bị cảm cúm. Chế độ ăn uống phải có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, dùng kết hợp một số loại thuốc chống tiêu chảy và nôn mửa. Để duy trì lượng nước ở mức bình thường, bạn có thể truyền dịch. Bên cạnh việc sử dụng thuốc cảm cúm, bạn có thể sử dụng dầu gió để xoa vào bụng, hai bên thái dương giúp làm ấm cơ thể. Ngoài ra, có một số bài thuốc dân gian hiệu quả và đơn giản.
Trà gừng hỗ trợ làm giảm triệu chứng cảm cúm, tiêu chảy
bạn nên cân nhắc áp dụng như:
Trộn đều muối sao vàng và ngải cứu với nhau thành một hỗn hợp. Sau đó nhẹ nhàng chườm lên vùng bụng.
Có thể giã củ gừng tươi cho vào cốc nước nóng hoặc pha trà gừng để người bệnh dùng, nếu xuất hiện triệu chứng cảm cúm kèm tiêu chảy, ghê cổ, buồn nôn. Bệnh nhân nên dùng khi nước còn ấm để phát huy tối ưu công dụng.
Đun nước với sả, lá tía tô và gừng. Đun đến khi lượng nước trong nồi vơi đi khoảng 1/2 thì chắt ra và uống mỗi ngày 2 lần.
Trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài kèm theo sốt cao, đặc biệt là trẻ em, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống. Mà hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám, nhằm nhận được chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh câu hỏi mắc cảm cúm có bị tiêu chảy không, bố mẹ cần quan tâm thêm đến chế độ dinh dưỡng của con yêu. Vì sức khỏe của bé dễ chịu tác động tiêu cực. Cụ thể như sau:
Nếu trẻ không ăn được khi sốt, mẹ đừng ép trẻ, vì càng ép càng nôn ra nhiều hơn. Nhưng mẹ vẫn nên cho bé ăn đủ lượng cần thiết bằng các món dạng lỏng. Mẹ nên tăng cường nước và điện giải cho con, vì cảm cúm kèm tiêu chảy rất dễ mất nước. Nếu bé còn đang bú mẹ, hãy tranh thủ cho con bú bất kỳ lúc nào có thể. Trong trường hợp trẻ thật sự không ăn được gì hoặc dùng bữa quá ít, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để truyền dịch. Tuyệt đối không để sức khỏe bé bị suy kiệt vì mất nước.
Mẹ nên bổ sung nhiều Vitamin cho con trong thời gian bị cúm và tiêu chảy. Hiện nay có rất nhiều loại Vitamin khác nhau, các bác sĩ thường ưu tiên cho bé dùng Vitamin nhóm B, Vitamin tổng hợp (dạng siro) và Polyvitamin. Các món ăn của con hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ không nên mua thức ăn bên ngoài cho trẻ dùng khi bị tiêu chảy, mà hãy tự nấu tại nhà. Ưu tiên món mềm, hỗ trợ thêm men tiêu hóa, nhằm nâng cao khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Theo các nghiên cứu, so với những trẻ ăn ít, trẻ ăn nhiều sẽ có thời gian bị tiêu chảy ngắn hơn và phục hồi sau bệnh cũng nhanh chóng. Đặc biệt, sữa chua được đánh giá là món ăn tốt cho trẻ bị cảm cúm kèm tiêu chảy, vì dễ hấp thụ và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột tốt.
Có thông tin cho rằng tránh cho trẻ ăn thịt gà khi bị tiêu chảy. Tuy nhiên, điều này không thật sự đúng. Thịt gà sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, mẹ có thể chế biến thành món lỏng cho bé dùng. Tương tự đối với đồ tanh, dựa trên kinh nghiệm dân gian không nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn. Thế nhưng, mẹ vẫn có thể dùng phần cá nạc để nấu thức ăn cho con, vì rất dễ hấp thụ.
Tìm ra đáp án cho câu hỏi mắc cảm cúm có bị tiêu chảy không vẫn chưa đủ, bạn cần lưu ý thêm phương pháp phòng tránh bệnh, cụ thể như sau: