Bội Nhiễm Sau Cúm – Tình Trạng Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Bội Nhiễm Sau Cúm – Tình Trạng Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 16, 2021

Bội nhiễm sau cúm là tình trạng hết sức nguy hiểm, có khả năng dẫn đến biến chứng, thậm chí là gây tử vong ở trẻ nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy làm sao để biết trẻ có đang bị bội nhiễm sau cúm hay không? Làm sao để phòng ngừa hiện tượng này hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Làm sao để phát hiện tình trạng bội nhiễm sau cúm?

Tình trạng bội nhiễm sau cúm thường xảy ra ở những người không được điều trị cảm cúm đúng cách, khiến bệnh kéo dài, gây ra biến chứng.

Ngoài ra, vì không phải ai cũng biết cách phân biệt cảm cúm thông thường với tình trạng bội nhiễm, nên đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Chính vì thế, việc hiểu rõ bệnh cúm và bội nhiễm sau cúm là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Thông thường, khi bị cảm cúm thông thường, trẻ sẽ có một số biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, ho khan, chảy nước mũi, ăn không ngon,… Trường hợp này chỉ cần điều trị đúng cách kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ là bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 7 – 14 ngày.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh cúm của trẻ kéo dài hơn 7 ngày, triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm và phát sinh thêm nhiều biểu hiện khác như khó thở, sốt cao liên tục trên 39 độ, cổ nổi hạch, ho khan, ho có đờm kéo dài,… thì lúc này, bạn không nên chủ quan, mà phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay, vì trẻ đang gặp phải tình trạng bội nhiễm sau cúm gây hiện tượng suy, viêm và nhiễm trùng đường hô hấp. Một số tình trạng trẻ sẽ gặp phải khi bị bội nhiễm bao gồm: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi,…

bội nhiễm sau cúm
Bội nhiễm sau cúm là tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng bội nhiễm lẫn biến chứng ở trẻ qua những biểu hiện dưới đây:

  • Viêm tai giữa: Khi bị viêm tai, trẻ sẽ bị đau tai vô cùng khó chịu. Trẻ cũng sẽ bị chảy dịch tai, tai có mùi hôi, dễ bị sốt cao và nghẹt mũi.
  • Trẻ bị viêm phổi và viêm phế quản: Lúc này trẻ sẽ thường bị khó thở, thở khó khăn do đường hô hấp đang bị viêm. Khi thở có cảm giác bị ngăn lại, thở gấp, lồng ngực bị co kéo. Hơn nữa, vùng lồng ngực còn có dấu hiệu bị lõm rút xuống, trẻ ho ra đờm có màu xanh vàng, mùi khó chịu.
  • Trẻ bị viêm xoang: Thường thì lúc này vùng đầu và mặt của trẻ sẽ rất đau, đi kèm tình trạng sốt cao không giảm. Hơi thở của trẻ có mùi hôi, dịch nhầy chảy từ mũi có màu xanh hoặc vàng, gây hiện tượng nghẹt mũi và đau họng.

Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, cảnh báo tình trạng bội nhiễm, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám cũng như tìm biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa tình trạng bội nhiễm sau cúm hiệu quả

Bội nhiễm sau cúm -1
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng tránh bội nhiễm sau cúm hiệu quả nhất.

Nếu muốn phòng ngừa tình trạng bội nhiễm sau cúm hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Không được tự ý điều trị cảm cúm cho trẻ tại nhà, phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu cảm cúm hoặc tình trạng cúm không cải thiện sau 5 hoặc 7 ngày dù đã dùng thuốc.

Tất cả các loại thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ phải có chỉ định từ bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, vì nó sẽ dễ khiến trẻ gặp biến chứng nguy hiểm.

Phụ huynh cũng có thể mang trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện nguy cơ gây bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều canxi, protein, khoáng chất và vitamin để tăng cường đề kháng cho trẻ.

Đặc biệt, phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin ngừa cúm định kỳ mỗi năm để bảo vệ trẻ tốt nhất khi mùa cúm đến.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bội nhiễm sau cúm. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận tư vấn tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!

5/5 - (10 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ