Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Sức khỏe của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng xấu nếu mẹ mất ngủ, cụ thể như sau:
Nếu mẹ bầu ngủ muộn sau 23 giờ trong thời gian mang thai không chỉ tác động xấu đến sức khỏe bản thân, mà còn vô tình làm chậm quá trình tạo máu tự nhiên của em bé. Vì thời điểm thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể là từ 23 giờ – 3 giờ sáng.
Mẹ bầu thức quá khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học, dẫn đến tình trạng rối loạn Hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên của trẻ. Vì thế, khi thai phụ mất ngủ hoặc thiếu ngủ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của em bé, con sinh ra có thể chậm phát triển và nhẹ cân,…
Đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi nếu mẹ bầu ngủ muộn và dần dần trở thành thói quen. Tình trạng này kéo dài trong bụng mẹ, đến khi bé ra đời sẽ dễ tức giận, thường quấy khóc.
Thắc mắc bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi đã được giải đáp. Vậy chứng mất ngủ ở mẹ bầu có triệu chứng, nguyên nhân thế nào? Nên điều trị ra sao để khắc phục tình trạng mất ngủ?
Thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng mất ngủ của mẹ. Vì thế, chúng ta cần hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến mất ngủ để đưa ra cách khắc phục, chữa trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Trong thai kỳ, mất ngủ là tình trạng phổ biến và trở thành nỗi lo lắng với các mẹ bầu. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, thai phụ sẽ đối mặt với triệu chứng mất ngủ dưới nhiều biểu hiện khác nhau, điển hình như:
Vào giai đoạn cuối gần ngày sinh hoặc thời gian đầu của thai kỳ, thường xuất hiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, mỗi người mẹ sẽ có biểu hiện và thời gian ngủ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Khi mang thai một số người không bị mất ngủ mà thường ngủ nhiều hơn hoặc có trường hợp mẹ bầu mất ngủ trong suốt thai kỳ. Bạn hãy thông báo với bác sĩ theo dõi sức khỏe về tình trạng mất ngủ của bản thân, để nhận được tư vấn và giải pháp phù hợp. Nếu mất ngủ kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của em bé.
Mẹ bầu thường mất ngủ vì những nguyên nhân dưới đây:
Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi khi mang thai, lúc này xuất hiện Hormone Progesterone. Vì thế, khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên cáu gắt, thần kinh căng thẳng, thường tức giận vô cớ. Những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Khi em bé phát triển trong những tháng cuối thai kỳ, dạ dày của người mẹ dễ bị chèn ép và việc tiêu hóa thức ăn cũng gặp khó khăn. Thức ăn thường bị đẩy ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, vốn dĩ khi có thai, hệ tiêu hóa của chị em cũng yếu đi đáng kể vì triệu chứng táo bón, khó tiêu, đầy hơi. Vùng bụng có cảm giác khó chịu dễ khiến thai phụ mất ngủ. Kèm theo đó, những thức ăn giàu dinh dưỡng được bổ sung nếu không tiêu hóa kịp sẽ bị tồn đọng lại. Tình trạng này làm mẹ bầu ngủ không sâu hoặc mất ngủ.
Hơi thở của mẹ trở nên chậm và hít thở khó khăn vì các Hormone trong cơ thể đột ngột thay đổi. Dạ con chèn ép và xâm lấn cơ hoành càng khiến mẹ khó thở và gặp khó khăn khi hô hấp. Do đó, để cung cấp đủ Oxy cho cơ thể, mẹ phải tăng tần suất thở. Dung tích thở của mẹ bầu có thể tăng đến 40%, lượng Oxy chỉ khoảng 20%. Thế nên trong quá trình hô hấp, hàm lượng Carbon Dioxide thở ra nhiều hơn. Điều này làm cơ thể mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Việc đi lại, ngủ nghỉ gặp nhiều khó khăn khi thai nhi trong bụng mẹ ngày một lớn hơn. Đối với mẹ bầu tư thế ngủ rất quan trọng. Thế nên thai phụ luôn phải tìm tư thế an toàn và thoải mái cho bé. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ. Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái và có thể dùng gối chuyên dụng.
Để có thể bơm máu tới dạ con, tim của mẹ bầu phải hoạt động nhiều hơn. Thế nên, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các cơ quan khác cũng hoạt động với tần suất cao hơn, huyết áp thay đổi đột ngột góp phần làm giấc ngủ mẹ bầu không được ngon, dễ gián đoạn.
So với bình thường, thận của mẹ bầu cần hoạt động với công suất cao hơn từ 30 – 50%. Điều này, làm bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn, đẩy hàm lượng Ure lên cao. Mẹ bầu phải đi tiểu nhiều vì tử cung lớn lên chèn ép bàng quang gây áp lực. Điều này khiến giấc ngủ của người mẹ không sâu giấc.
Giấc ngủ của mẹ bầu dễ bị ngắt quãng vì hiện tượng chuột rút diễn ra thường xuyên, dẫn đến các cơn đau khi mang thai. Ngoài ra, vào những tháng cuối, mẹ bầu thường đau lưng, dễ mất ngủ về đêm do thai nhi phát triển ngày một lớn, bụng to, sức nặng dồn xuống chân nhiều hơn.
Thiếu Vitamin B có thể dẫn đến tình trạng ngủ không ngon giấc, thiếu ngủ. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu Vitamin B dễ khiến mẹ bầu mất ngủ. Vitamin B vốn có nhiều trong các loại rau xanh đậm, súp lơ, gan, ngũ cốc, lê, táo, thịt,…
Ở những tháng đầu thai kỳ hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện. Nếu bị ốm nghén vào ban đêm, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ.
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đương nhiên là có, vậy cần phải điều trị như thế nào? Hãy cùng Phương Nam tìm hiểu nhé.
Thai phụ hãy tập yoga để thư giãn cơ thể và tinh thần