Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không còn phụ thuộc vào diễn biến của bệnh. Triệu chứng đau bụng đi ngoài ở thai phụ khá phổ biến. Nếu mẹ bầu chỉ đi ngoài 1 đến 2 ngày và có thể tự khỏi khi điều chỉnh chế độ ăn uống thì đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đi ngoài kéo dài quá lâu sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Thai phụ khi đi ngoài thường kèm theo triệu chứng nôn mửa, nhất là trường hợp tác nhân gây bệnh là virus Rota hoặc vi khuẩn tả. Nôn mửa và đi ngoài lỏng kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ bầu suy kiệt rất nhanh vì mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây sốc mất nước hoặc đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí đe dọa tính mạng của thai nhi và mẹ.
Triệu chứng đi ngoài mà mẹ bầu thường gặp là đau bụng vùng quanh rốn, thỉnh thoảng sẽ đau dữ dội. Kèm theo mỗi cơn đau là đi ngoài phân lỏng. Nguy hiểm hơn, tử cung có thể bị kích thích co bóp do các cơn đau gây ra, tác động đến sự an toàn của thai nhi. Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng đau bụng đi ngoài sẽ nặng hơn người bình thường, vì sức đề kháng yếu. Từ đó, mức độ nguy hiểm cũng tăng cao. Nếu mẹ bầu suy kiệt, chán ăn, mệt mỏi sẽ khiến con yêu trong bụng chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu.
Trường hợp bà bầu đi ngoài có diễn biến nặng phải được cấp cứu kịp thời, vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu cấp cứu quá muộn, thai phụ sẽ phải dùng nhiều thuốc kháng sinh để chữa trị. Điều này khiến nguy cơ dị tật ở trẻ tăng cao và dễ bị sảy thai hơn. Tóm lại, đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không sẽ tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh nặng hay nhẹ. Vậy cần điều trị đau bụng đi ngoài khi mang thai như thế nào?
Đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu, do đó chúng ta cần biết cách điều trị sao cho phù hợp nhất. Khi đau bụng đi ngoài, nhiều mẹ bầu lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi nên không dám uống thuốc. Tuy nhiên, nếu biết cách chữa trị kịp thời, bệnh tiêu chảy sẽ được khắc phục nhanh chóng, an toàn và đơn giản.
Song song đó, mẹ bầu cũng cần kết hợp thực hiện thêm một số nguyên tắc dưới đây để nâng cao thể trạng và cải thiện triệu chứng:
Bạn cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày trong quá trình mang thai. Đặc biệt, mẹ bầu cần bổ sung chất điện giải và tích cực uống nước khi bị đau bụng đi ngoài. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể dùng thêm một số loại nước trái cây để nạp Kali và muối vào, điển hình như nước ép táo, cà rốt, cam, chanh,…
Bên cạnh chế độ ăn uống, tăng cường uống nước và chất điện giải, để cải thiện triệu chứng đau bụng đi ngoài, chướng bụng, đầy hơi,… mẹ bầu nên bổ sung thêm lợi khuẩn, nhất là bào tử lợi khuẩn Bacillus. Khi gặp môi trường thuận lợi, bào tử lợi khuẩn Bacillus sẽ phát triển thành lợi khuẩn.
Lớp màng sinh học được hình thành thông qua quá trình sản sinh lợi khuẩn Bacillus, giúp bảo vệ đại tràng và ruột khỏi những tác nhân gây hại. Đồng thời, chúng tiết ra gần 70 loại kháng sinh tự nhiên có công dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, lấy lại cân bằng vi sinh đường ruột.
Tình trạng đau bụng đi ngoài của mẹ bầu có thể xuất phát từ chế độ ăn uống. Triệu chứng bệnh sẽ trở nên trầm trọng nếu mẹ bầu tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, cay nóng, chứa bơ sữa, trái cây khô, món ngọt, các loại thịt đỏ, uống nước có cồn,… Để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe, mẹ bầu hãy bổ sung các thực phẩm hữu ích như khoai tây nghiền, chuối, táo, cà rốt nấu chín, bánh mì nướng, thịt gà,…
Bạn thấy đấy, dù đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu, nhưng chỉ cần biết cách chữa trị, sức khỏe sẽ nhanh chóng ổn định, an toàn. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài của thai phụ là gì?
Tiếp theo chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa triệu chứng trên hiệu quả.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu, điển hình như bị nhiễm khuẩn, ăn phải thực phẩm kém vệ sinh và sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai, cụ thể là:
Mẹ bầu nên thử kiểm tra lại những món mình đã ăn khi bị đau bụng đi ngoài. Thời điểm khẩu vị có nhiều thay đổi nhất chính là lúc mang thai. Mẹ bầu thường có xu hướng thích la cà hàng quán, ăn vặt và tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn.
Trong khi đó, những món ăn không đảm bảo vệ sinh, bảo quản và chế biến chưa đúng cách sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, không phải trường hợp tiêu chảy, đau bụng nào cũng liên quan đến thực phẩm kém vệ sinh. Nhiều bà bầu dù ăn uống cẩn thận vẫn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng đau bụng đi ngoài có thể xảy ra khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Có rất nhiều loại vi sinh vật có thể gây bệnh cho đường tiêu hóa, nhưng phổ biến và nguy hiểm nhất chính là Rotavirus, Salmonella và E. Coli. Khi bị nhiễm virus, vi khuẩn sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và sốt. Hai con đường quan trọng để lây truyền những vi khuẩn, virus này chính là tay và miệng.
Cơ ruột của mẹ sẽ được thả lỏng khi mang thai vì các Hormone thay đổi. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn. Nếu chọn món có quá nhiều gia vị hoặc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm sẽ dễ gây khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, đi ngoài. Ngoài ra, so với lúc bình thường, hệ miễn dịch của mẹ bầu cũng không mạnh mẽ, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật ngoại lai.
Đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu, dù mức độ tác động không quá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn phải tìm cách đề phòng, giảm nhẹ triệu chứng, thông qua một số phương pháp dưới đây:
Bạn hãy bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Bên cạnh nước lọc, có thể dùng thêm nước ép trái cây, nước dừa,… Tuy nhiên cần hạn chế uống nước có ga hay quá ngọt,…
Nếu xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn chín uống sôi, tránh dùng thực phẩm sống, tái, kém vệ sinh,… Hạn chế ăn uống ở những hàng quán chưa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tránh dùng nhóm thực phẩm béo, nhiều gia vị vượt ngưỡng cho phép.
Hạn chế ăn hải sản hoặc thực phẩm từng khiến bản thân mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy trước đó. Tăng cường dùng các món có lợi cho sức khỏe như bột yến mạch, chuối, bánh quy, sữa chua,…
Nếu tình trạng đau bụng, đi ngoài của mẹ bầu ngày càng nghiêm trọng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám gấp.