Chọc Ối Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? – Bác Sĩ Giải Đáp

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Chọc Ối Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? – Bác Sĩ Giải Đáp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 23, 2021

Chào bác sĩ, hiện tại em 36 tuổi và đang mang thai đứa con đầu tiên ở tuần thứ 16, hôm trước em đi khám thai thì bác sĩ khám cho em nói rằng em về nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ rồi 3 ngày sau quay lại thực hiện chọc ối. Bác sĩ khám cũng có giải thích cho em là chọc ối có thể giúp tầm soát dị tật thai nhi cũng như phát hiện dị tật hoặc bất thường ở thai chính xác, nhưng em vẫn còn khá lo lắng. Vậy bác sĩ cho em hỏi chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không và trường hợp nào thì cần chọc ối? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ! (Thanh Nga – Lâm Đồng)

Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chào bạn Thanh Nga! Đối với thắc mắc chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không của bạn, bác sĩ của Đa khoa Phương Nam xin giải đáp như sau:

Hiện nay, chọc ối được biết đến như một trong những phương pháp tầm soát dị tật thai nhi, phát hiện bất thường của thai về nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền hoặc hội chứng Down hiệu quả, chính xác. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại tồn tại rất nhiều rủi ro và có khả năng gây nguy hiểm cho mẹ bầu lẫn thai nhi.

Theo thống kê thì chọc ối có khả năng khiến mẹ bầu bị sảy thai nhưng tỉ lệ rơi vào khoảng 1/400 hoặc 1/200.

Ngoài ra, chọc ối còn có nguy cơ gây tổn thương cho thai nhi, khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng, dẫn đến sinh non.

Hơn nữa, một số mẹ bầu sau khi tiến hành chọc ối sẽ bị nhiễm trùng tử cung, chấn thương, đau nhức, co thắt tử cung, đau bụng,…

Mặc dù tỉ lệ gây ảnh hưởng thai nhi không cao nhưng chọc ối vẫn là phương pháp tầm soát dị tật thai nhi không an toàn và không được khuyến khích thực hiện.

Thay vì chọc ối, hiện nay, các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp tầm soát dị tật thai nhi khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm double test, triple test, xét nghiệm Nipt,…

Những trường hợp cần tiến hành chọc ối

Trên thực tế thì không phải trường hợp nào cũng cần tiến hành chọc ối. Bác sĩ chỉ yêu cầu mẹ bầu chọc ối trong các trường hợp sau:

  • Mẹ bầu mang thai trên 35 tuổi hoặc từng có con bị mắc dị tật bẩm sinh và rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Mẹ và bố bị mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn di truyền.
  • Kết quả đo độ mờ da gáy phát hiện nguy cơ dị tật cao.
  • Kết quả xét nghiệm double test, triple test, xét nghiệm Nipt,… cho thấy nguy cơ dị tật vô cùng cao.
  • Bác sĩ muốn kiểm tra những dị tật bất thường ở thai nhi liên quan đến dãn não thật, tim bẩm sinh, sứt môi, bấy thường cơ quan,…

Trường hợp của Thanh Nga, bạn mang thai lần đầu khi đã 36 tuổi, nên đôi khi việc chọc ối là cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn có thể hỏi bác sĩ kỹ lưỡng hơn về tình trạng của mình trước khi quyết định chọc ối, kiểm tra dị tật thai nhi.

Hy vọng phần giải đáp chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận tư vấn tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!

5/5 - (7 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ