Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 5, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Khi mang thai, nội tiết của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, vấn đề ăn uống gặp khó khăn, không đầy đủ nhất là giai đoạn ốm nghén. Mẹ bầu nôn nhiều sẽ khiến dạ dày co bóp bất thường, tiềm ẩn nguy cơ gây viêm loét dạ dày. Thai phụ sẽ vô cùng khó chịu khi đối mặt với những triệu chứng của bệnh đau dạ dày như buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, đau quặn bụng, xuất hiện cơn đau âm ỉ,…
Cơ thể mẹ bầu rơi vào trạng thái suy nhược, ăn uống kém tác động đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Em bé sẽ bị suy dinh dưỡng nếu tình trạng này kéo dài, dễ mắc phải các bệnh bẩm sinh. Nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn triệu chứng nôn do đau dạ dày với ốm nghén. Thế nên, trước khi điều trị, mẹ bầu cần xác định được nguyên nhân.
Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo khuyến cáo từ bác sĩ, thai phụ không nên dùng thuốc chữa đau dạ dày thông thường, vì có thể tác động đến sức khỏe thai nhi. Mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau ở từng giai đoạn, cụ thể như sau:
Giai đoạn 3 tháng đầu: Đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm, vì thai nhi đang hình thành những bộ phận quan trọng như hệ thần kinh, chân, tay, tim,… Mẹ bầu uống thuốc đau dạ dày ở giai đoạn này có thể dẫn đến quái thai, bé yêu bị dị tật bẩm sinh.
Giai đoạn 3 tháng giữa: Tại giai đoạn này, trẻ ít nhạy cảm hơn và gần như đã hoàn thiện ngoại hình. Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc đau dạ dày theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong trường hợp diễn biến bệnh quá nặng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc không được khuyến khích, vì một số bộ phận của bé vẫn đang hoàn thiện. Ở 3 tháng giữa, uống thuốc dạ dày vẫn gây ra những tác động xấu ngoài ý muốn.
Giai đoạn 3 tháng cuối: Thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện bắt đầu từ tháng thứ 7, ngoại trừ thận và gan. Chức năng thận và gan của bé sẽ bị tác động xấu nếu mẹ bầu dùng thuốc đau dạ dày. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, chuyển dạ mẹ bầu sẽ gặp nhiều bất lợi.
Tóm lại, thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi, tùy vào từng giai đoạn mức độ tác động sẽ khác nhau. Vậy cần xử lý như thế nào khi mẹ bầu đã uống thuốc đau dạ dày?
Với những tác hại vừa đề cập ở trên, chị em cần hết sức thận trọng và hạn chế tối đa việc uống thuốc đau dạ dày khi mang thai. Trong trường hợp mẹ bầu đã lỡ dùng thuốc (kể cả Tây y hoặc Đông y), trước tiên hãy giữ bình tĩnh và ngưng uống ngay lập tức. Sau đó, mang theo đơn thuốc đến cơ sở y tế có chuyên khoa Sản, để được bác sĩ tư vấn và can thiệp kịp thời.
Các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé thông qua bài test độ mờ da gáy, nếu mẹ bầu dùng thuốc trong giai đoạn 3 tháng đầu. Trường hợp thai nhi đã bước vào tuần thứ 13, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuốc và khả năng dị tật. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và lời khuyên điều trị phù hợp.
Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bác sĩ chọn lựa những phương pháp an toàn hơn để chữa bệnh cho mẹ bầu. Không chỉ thuốc đau dạ dày, mà bất kỳ loại thuốc nào mẹ bầu dùng trong thai kỳ cũng cần nhận được chỉ định của bác sĩ trước. Điều này giúp mẹ và bé tránh những hệ lụy, rủi ro không mong muốn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Dùng thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi, do đó mẹ bầu cần hiểu rõ về biểu hiện bệnh, cách phòng ngừa và chữa trị sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Khi ốm nghén, buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ triệu chứng này thường xuất hiện, nên khiến mẹ bầu nghĩ rằng đó là điều bình thường. Tuy nhiên, buồn nôn kèm ợ hơi nóng chua là biểu hiện đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.
Vùng thượng vị nóng rát (vùng hõm ngay dưới xương ức) là cảm giác nóng rát bắt đầu từ dạ dày hay ngực dưới, dần lan hướng lên cổ. Nguyên nhân của triệu chứng này là trào ngược Axit dạ dày thường xuyên hay từng lúc lên thực quản.
Khi đánh răng vào buổi sáng, tình trạng ợ chua thường xảy ra. Ợ nóng, ợ chua cũng hay đi kèm với nhau. Mẹ sẽ đối mặt với triệu chứng ợ lên, cảm giác đầy hơi, khó tiêu, kèm theo vị chua trong miệng. Biểu hiện ợ nóng kể trên sẽ gia tăng khi đầy bụng khó tiêu, ăn no, nằm ngủ vào ban đêm, cúi gập người ép bụng về trước.
Cơn đau dạ dày xuất hiện từng cơn hoặc âm ỉ, nhất là sau khi ăn no hoặc đói bụng.
Mẹ bầu sẽ có cảm giác đè ép, thắt ở ngực, rồi xuyên ra lưng và cánh tay. Nguyên nhân là do đoạn thực quản chạy qua ngực bị đau. Đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản bị kích thích do axit trào ngược lên, gây ra cảm giác đau tương tự ở ngực.
Nếu các triệu chứng trên xuất hiện riêng lẻ, nhẹ, nhanh chóng biến mất thì mẹ đừng quá lo lắng. Thế nhưng, nếu biểu hiện khá nghiêm trọng, diễn biến day dẳng phải tranh thủ đến cơ sở y tế thăm khám gấp.
Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi, thế nên quá trình chữa bệnh cho mẹ phải được cân nhắc kỹ lưỡng, điển hình như:
Khi chị em mang thai bị đau dạ dày, bác sĩ sẽ dựa trên tình hình sức khỏe để kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ lựa chọn:
Ngoài ra, thai phụ có thể dùng một số loại thuốc khác giúp trung hòa Axit, chống buồn nôn như Pepcid, Mylanta, Gaviscon và Domperidon. Tuy nhiên, dù là uống thuốc gì cũng cần theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu tình trạng đau dạ dày không quá nghiêm trọng, mẹ bầu có thể thử áp dụng một vài mẹo dân gian để giảm triệu chứng bệnh. Thế nhưng, trước khi thực hiện, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Một vài mẹo dân gian phải kể đến là:
Lưu ý rằng, các mẹo dân gian chỉ mang đến khả năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Vì thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi, nên những phương pháp dân gian được ứng dụng nhằm hạn chế rủi ro cũng như an toàn hơn cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến nặng, cần có sự can thiệp từ bác sĩ.
Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi, thế nên tốt nhất mẹ bầu phải biết cách phòng ngừa bệnh sao cho hiệu quả, cụ thể như sau: