Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 14, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề thai nhi quay đầu sớm có sao không, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về thời gian thai nhi quay đầu để biết thời điểm nào thì gọi là thai quay đầu sớm nhé!
Theo nghiên cứu và thống kê của các chuyên gia y tế thì thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu khi bước vào tuần thứ 28, 29 của thai kỳ. Tuy nhiên, phần lớn các em bé sẽ chỉ quay đầu khi đã bước sang tuần thứ 34, 35. Trường hợp chị em mang thai lần 2 thì thời gian thai quay đầu sẽ chậm hơn, có thể là tuần thứ 36 hoặc 37 mới bắt đầu quay đầu.
Một số trường hợp, thai nhi chỉ quay đầu khi mẹ chuẩn bị chuyển dạ, thậm chí là không chịu quay đầu dù mẹ đã sắp sinh.
Việc thai nhi quay đầu sẽ giúp thai nhi về đúng tư thế ngôi thai thuận, đầu hướng xuống dưới, phần mông hướng lên trên phần bụng mẹ, từ đó, giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi sinh, giảm thời gian chuyển dạ và em bé sẽ chào đời thuận lợi hơn. Nhờ việc tạo áp lực lên tử cung, khiến tử cung giãn nở khi vượt cạn.
Thai nhi quay đầu sớm là những trường hợp thai nhi quay đầu ngay từ tuần thứ 28, 29 của thai kỳ, hoặc từ cuối tháng thứ 5 đã bắt đầu đổi ngôi thai, thay đổi tư thế cố định trong tử cung mẹ.
Trên thực tế thì mẹ bầu rất khó để nhận biết được dấu hiệu thai nhi quay đầu thông qua biểu hiện thông thường. Đặc biệt là những thai nhi quay đầu ở giai đoạn sớm. Do các em bé sẽ chuyển động nhẹ nhàng và chậm khi đổi tư thế, do vậy mẹ bầu rất khó nhận ra. Vì vậy, dấu hiệu thai nhi quay đầu thường được phát hiện khi mẹ bầu đi siêu âm định kỳ. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về việc em bé của bạn đã quay đầu hay chưa?
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể căn cứ vào cử động của thai nhi như việc trẻ đạp ở bụng trên hay bụng dưới để xác định vị trí hiện tại và xác định xem thai nhi đã quay đầu hay chưa? Lắng nghe nhịp tim, tiếng thở phát ra từ bụng hoặc dựa vào việc sờ tay vào vùng khung xương mu, nếu có cảm giác cưng cứng thì rất có thể đó là đầu của trẻ và trẻ đã quay đầu.
Em bé quay đầu là để chuẩn bị cho việc chào đời, vậy liệu thai nhi quay đầu sớm có sao không? Có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa trong phần tiếp theo để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Theo các chuyên gia y tế thì khi bước vào tuần tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi sẽ bắt đầu hành trình đổi tư thế của mình. Do đó, việc thai nhi quay đầu sớm trong giai đoạn này, tức là quay đầu khi 28, 29 hoặc 30 tuần là hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.
Hơn nữa, việc thai nhi quay đầu sớm sẽ giúp mẹ bầu không phải lo lắng việc thai nhi không quay đầu và thai nhi cũng dễ về đúng tư thế ngôi thuận hơn nhờ vào việc không gian trong tử cung rộng hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì những mẹ bầu được chẩn đoán thai nhi quay đầu sớm, trước tuần thứ 32 cần hạn chế vận động mạnh và phải tuân thủ chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa, tránh tình trạng sinh non.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi trong trường hợp thai nhi quay đầu sớm, thì mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau: