Cách Nói Chuyện Với Thai Nhi Trong Bụng Hiệu Quả

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Cách Nói Chuyện Với Thai Nhi Trong Bụng Hiệu Quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 26, 2021

Cách nói chuyện với thai nhi trong bụng là phương pháp thai giáo hiệu quả và phổ biến. Nếu kiên trì thực hiện sẽ giúp em bé phát triển một cách hoàn thiện hơn về trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về hình thức thai giáo này. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá kỹ lưỡng hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao mẹ nên nói chuyện với thai nhi?

Mẹ nói chuyện với thai nhi sẽ mang đến nhiều lợi ích nhất định, cụ thể gồm có:

cach-noi-chuyen-voi-thai-nhi-trong-bung-1
Mẹ nói chuyện với thai nhi giúp con phát triển tốt hơn

Kích thích thính giác của con: Từ tuần thứ 14 của thai kỳ, thính giác của bé đã bắt đầu hình thành. Do đó, để tăng sự liên kết, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên nói chuyện với con nhiều hơn. Cách nói chuyện với thai nhi trong bụng giúp xây dựng các neuron thần kinh, kích thích thính giác và kết nối với tế bào thần kinh trong não.

Hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ: Khi mẹ trò chuyện cùng thai nhi giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ, nhận ra lời nói, đồng thời hỗ trợ các kỹ năng xã hội sau này.

Tạo nên cảm giác an toàn cho thai nhi: Bé có thể sẽ thấy rất cô đơn khi nằm trong bụng mẹ. Vì thế, chị em nên trò chuyện cùng con thường xuyên để giúp thai nhi an tâm, vui vẻ hơn. Giọng nói của mẹ sẽ mang đến cho em bé cảm giác an toàn.

Kích thích não bộ bé phát triển: Không chỉ có mẹ mà ba cũng nên thường xuyên trò chuyện cùng con. Bằng cách này, thai nhi sẽ phân biệt được tiếng nói và âm thanh của ba mẹ, nhất là ngữ điệu cao thấp đặc trưng. Nhờ đó, hỗ trợ bé phát triển 5 giác quan và trí não được tốt hơn.

Mẹ nên nói chuyện với thai nhi từ khi nào?

Mẹ nên nói chuyện với thai nhi từ tháng thứ mấy? Bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể trò chuyện cùng con, nhưng tốt nhất là từ tuần thứ 18. Thời điểm này, bộ tai đã gần như hoàn thiện, bé có khả năng nghe âm thanh máu chảy qua dây rốn hoặc nhịp đập từ trái tim mẹ. Ở tuần thứ 25, thai nhi sẽ nghe được tiếng nói của mẹ hoặc mọi người xung quanh. Một số em bé có thể phân biệt đâu là giọng của mẹ, bố và người thân vào tuần thứ 27.

Âm thanh sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi. Đồng thời, con yêu cũng cảm nhận được tình cảm mà mẹ dành cho mình. Ngay từ khi còn nằm trong bụng, em bé đã có thể học hỏi, ghi nhớ và chú ý về mọi thứ xung quanh. Vậy cách nói chuyện với thai nhi trong bụng như thế nào hiệu quả? Xem tiếp bài viết để tìm hiểu nhé!

Cách nói chuyện với thai nhi trong bụng hiệu quả

Nếu là lần đầu làm ba, mẹ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bối rối, ngượng ngùng khi trò chuyện cùng con. Thậm chí, nhiều người còn không biết nói về chủ đề gì, thực hiện ra sao? Nói chuyện với thai nhi không đơn thuần chỉ là lời tâm tình, thủ thỉ, mà còn thông qua các bản nhạc, câu chuyện,… Dưới đây là những cách nói chuyện với thai nhi trong bụng, cụ thể như sau:

cach-noi-chuyen-voi-thai-nhi-trong-bung-3
Ba mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con

Đọc truyện, sách cho bé nghe

Cách nói chuyện với thai nhi trong bụng này giúp con yêu phát triển trí tưởng tượng, rèn luyện và nâng cao khả năng ngôn ngữ,… Mẹ nên đọc truyện thiếu nhi, cổ tích, bài thơ, đồng dao,… Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trí não của thai nhi sẽ được kích thích phát triển tốt hơn nếu ba mẹ thường xuyên đọc sách cho con nghe. Nhờ tư duy ngôn ngữ đã hình thành từ khi còn trong bụng mẹ, lúc ra đời bé sẽ sắp xếp câu nói, hiểu từ ngữ dễ dàng.

Trò chuyện cùng bé

Ba mẹ hãy thường xuyên kể cho con nghe công việc hàng ngày, thông báo những gì bạn đang làm, thăm hỏi xem con có khỏe không? Bạn cũng có thể nói lời yêu thương với con, mô tả về phong cảnh đẹp xung quanh,… Dù chỉ là những cuộc trò chuyện đơn giản nhưng sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương, tăng khả năng tư duy, góp phần hình thành nhân cách, xây dựng liên kết giữa con và ba mẹ,…

Nói chuyện thông qua bản nhạc, bài hát

Mẹ có thể hát ru ngay từ khi bé còn nằm trong bụng. Những câu hát du dương, nhẹ nhàng sẽ tạo cho bé cảm giác gần gũi và an toàn. Để kích thích trí não phát triển, mẹ hãy bật các bản nhạc giao hưởng điển hình như Baby Mozart, Beethoven vol 2, Baby Bach, Baby Schubert, Baby Chopin,… Âm nhạc hỗ trợ thai nhi phát triển khả năng nhận biết cảm xúc, năng khiếu nghệ thuật, sự tinh tế, nhạy cảm,…

Lưu ý gì khi nói chuyện với thai nhi?

Chúng ta vừa tìm hiểu xong cách nói chuyện với thai nhi trong bụng. Để phát huy hiệu quả của phương pháp thai giáo này, bạn hãy lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây khi thực hiện:

Bạn nên giữ cho tâm trạng thật vui vẻ, thoải mái. Điều này giúp bé luôn cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, niềm hạnh phúc. Nếu bố mẹ trò chuyện cùng con khi đang tức giận, buồn bực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của thai nhi.

Bạn hãy trò chuyện một cách rõ ràng, âm lượng đủ lớn. Như vậy thai nhi mới có thể nghe được.

Để tăng khả năng liên lạc giữa mẹ và bé, bạn nên xoa bụng trước khi trò chuyện. Đây cũng là phương pháp chơi với thai nhi, nhằm hỗ trợ con yêu phát triển một cách toàn diện. Mẹ hoặc ba hãy nhẹ nhàng xoa bụng theo hình tròn, rồi dần di chuyển xuống hai bên sườn. Lưu ý, mỗi tuần chỉ xoa khoảng 2 lần, mỗi lần dao động từ 3 – 5 phút và nên dùng cả bàn tay. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện động tác trên vào 2 tháng cuối thai kỳ.

Để tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho cơ thể, mẹ nên nằm nghiêng hoặc ngồi tựa lưng.

Buổi tối là thời điểm thích hợp nhất để nói chuyện. Đây cũng là khoảng thời gian thư thái và rảnh rỗi nhất để ba mẹ trò chuyện cùng thai nhi. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương gia đình và sự gắn kết.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa gợi ý cho bạn những cách nói chuyện với thai nhi trong bụng hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ duy trì phương pháp thai giáo này để giúp bé phát triển toàn diện hơn về cảm xúc và trí tuệ. Từ đó, xây dưng tình cảm giữa ba mẹ và con yêu thêm bền chặt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ