Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày [An Toàn – Không Đau – Không Biến Chứng]

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày [An Toàn – Không Đau – Không Biến Chứng]

Tác giả: Trung Trung Ngày đăng: Tháng tư 1, 2020

Tầm soát ung thư dạ dày giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư tiềm ẩn, có khả năng gây ung thư. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin được chia sẻ kiến thức về tầm soát ung thư dạ dày cũng như những biến chứng có thể xảy ra của nó. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về bệnh lý này, vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Những ai cần làm tầm soát ung thư dạ dày?

Bạn hãy làm tầm soát ung thư dạ nếu thuộc những đối tượng sau:

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) của dạ dày.
  • Teo dạ dày mãn tính (làm mỏng niêm mạc dạ dày do viêm dạ dày lâu dài).
  • Thiếu máu có hại (một loại thiếu máu do thiếu vitamin B12).
  • Polyp trong dạ dày.
  • Bệnh đa nang adenomatous (FAP).
  • Có mẹ, cha, chị gái hoặc anh trai bị ung thư dạ dày.
  • Đã được cắt dạ dày một phần.
  • Ăn nhiều thực phẩm mặn hoặc ít trái cây và rau quả.
  • Ăn thực phẩm chưa chế biến kỹ.
  • Hút thuốc lá.
  • Người lớn tuổi và đang có bệnh mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Những ai cần làm tầm soát ung thư dạ dày?
Tầm soát ung thư dạ dày giúp phát hiện dấu hiệu ung thư từ giai đoạn sớm.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu hiếm khi gây ra các triệu chứng, đây là một trong những lý do ung thư dạ dày rất khó phát hiện sớm. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm:

  • Ăn ít
  • Sụt cân (dù không trong quá trình ăn kiêng)
  • Đau bụng
  • Khó chịu mơ hồ ở bụng, thường ở phía trên rốn
  • Cảm giác no bụng dù ăn một bữa nhỏ
  • Chứng ợ nóng hoặc khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn ra máu
  • Sưng hoặc tích tụ chất lỏng trong bụng
  • Máu trong phân
  • Số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu)

Hầu hết các triệu chứng này giống với các triệu chứng bệnh lý khác nên thường gây nhầm lẫn. Nhưng nếu gặp các vấn đề trên, kéo dài và ngày càng nặng thì bạn nên đến kiểm tra để có thể tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư dạ dày
Đau bụng, khó chịu mơ hồ ở bụng, thường ở phía trên rốn là một trong những dấu hiệu ung thư.

Tầm soát ung thư dạ dày làm những xét nghiệm nào?

Các xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc loại ung thư sẽ khác nhau tùy theo từng tình trạng. Một số loại xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Những xét nghiệm sàng lọc này bao gồm:

Barium dạ dày photofluorography

  • Bệnh nhân uống một chất lỏng có chứa bari (hợp chất kim loại màu trắng bạc) bao phủ thực quản và dạ dày khi nuốt. Dau khi chụp X – Quang, hình ảnh sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính, bác sĩ sẽ nhìn thấy chuyển động của các cơ quan trong dạ dày.

Nội soi trên

  • Nội soi bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng để kiểm tra các dấu hiệu bất thường. Một ống nội soi sẽ được đưa qua miệng và xuống cổ họng vào thực quản. Máy nội soi là một thiết bị mỏng, giống như ống, có gắn ánh sáng và ống kính để bác sĩ có thể quan sát. Nó cũng giúp hướng dẫn kim sinh thiết các mô nghi ngờ ung thư, sau đó đem vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm đo nồng độ pepsinogen trong máu, nếu nồng độ pepsinogen thấp là dấu hiệu của bệnh teo dạ dày mãn tính, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
tầm soát ung thư dạ dày
Xét nghiệm máu được sử dụng rất nhiều trong việc kiểm tra dấu hiệu ung thư.

Rủi ro, biến chứng có thể xảy ra

Quyết định làm tầm soát ung thư là một quyết định khó khăn vì không phải tất cả các xét nghiệm sàng lọc đều hữu ích. Trước khi làm bất kỳ xét nghiệm sàng lọc nào, bạn có thể thảo luận với bác sĩ đi biết những rủi ro và phần trăm cần thiết để phát hiện hay điều trị ung thư.

Những rủi ro của sàng lọc ung thư dạ dày bao gồm:

Kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể xảy ra

  • Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể bình thường mặc dù bạn bị ung thư dạ dày. Điều này được gọi là âm tính giả và khiến bạn trì hoãn điều trị, khiến bệnh tình ngày càng nặng.

Kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể xảy ra

  • Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể dương tính dù bạn không bị ung thư. Điều này được gọi là dương tính giả và khiến bạn lo lắng, bất an, ảnh hưởng tới tâm trạng và thể chất.

Nội soi 

  • Gây thủng thực quản, dạ dày
  • Ảnh hưởng tới tim mạch
  • Gây khó thở
  • Nhiễm trùng phổi do hít phải chất lỏng hoặc axit dạ dày
  • Chảy máu dạ dày
  • Tác dụng phụ với thuốc

Quyết định làm tầm soát ung thư
Tầm soát ung thư nếu thực hiện sai quy trình có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu tốt và uy tín?

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp duy nhất để tầm soát và phát hiện bệnh ung thư dạ dày. Việc lựa chọn đúng địa chỉ để tầm soát uy tín, chính xác là vô cùng quan trọng vì  sẽ giảm thiểu rủi ro. Khách hàng hãy cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn cho mình địa chỉ tầm soát ung thư dạ dày cho mình, nên chọn những phòng khám đa khoa uy tín, đạt tiêu chuẩn và được nhiều người biết đến.

Hiện tại, phòng khám Đa Khoa Phương Nam có cung cấp các gói xét nghiệm tầm soát ung thư cho mọi đối tượng, trong đó có tầm soát ung thư dạ dày. Chúng tôi sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp xét nghiệm phù hợp với thể trạng của từng khách hàng. 

Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu tốt và uy tín?
Đa khoa Phương Nam là địa chỉ tầm soát ung thư uy tín.

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về chủ đề tầm soát ung thư dạ dày.  Nếu bạn còn cần thêm thông tin về chủ đề này, hãy gọi vào số Hotline 1900633698 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ