Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Măng Được Không? – Mẹ Bầu Nên Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Măng Được Không? – Mẹ Bầu Nên Biết

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Một 13, 2022

Phụ nữ mang thai luôn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, như vậy mới có một thai kỳ khỏe mạnh. Và hiện nay, măng được đánh giá là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế, rất nhiều chị em thắc mắc rằng, liệu đang bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Để tìm câu trả lời chi tiết cho vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?

Thực tế thì rất nhiều bà bầu đều băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Bởi măng có chứa rất nhiều dinh dưỡng và cũng là món ăn ngon, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu không nên ăn măng. Bởi mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng măng lại không tốt cho bà bầu, đặc biệt là những người đang mang thai ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, vì trong măng có chứa glucozit, chất này có khả năng gây cản trở chuyển hóa sắt, dễ khiến mẹ bầu bị thiếu máu, một số trường hợp còn gây ngộ độc, khó tiêu.

Để tìm hiểu về nguyên nhân cụ thể bà bầu không nên ăn mang khi mang thai ở 3 tháng đầu, chúng ta cùng xem tiếp ở phần bên dưới nhé!

Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?

Lý do bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn măng?

Có lẽ nhiều bà bầu khi nhận được câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn măng được không, là không sẽ khá bất ngờ. Tuy nhiên, giải thích về điều này, chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi đưa ra 3 lý do chính mà các thai phụ không nên ăn măng, đó là:

Măng có thể gây đầy bụng: Măng chứa nhiều chất xơ lẫn axit oxalic, một khi gặp những khoáng chất khác như kẽm, sắt thì sẽ dẫn đến hiện tượng đầy bụng vì lúc này cơ thể không thể hấp thu thuận lợi. Hơn nữa, ăn nhiều măng trong thai kỳ còn gây hiện tượng sỏi thận.

Măng có thể gây ngộ độc thai kỳ: Măng có chứa glucozit, có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc cho mẹ bầu và thai nhi. Bởi chất này tác động trực tiếp với men tiêu hóa ở dạ dày. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn mang khi đang có thai.

Măng có thể gây thiếu máu: Măng chứa glucozit, có khả năng gây ức chế quá trình hấp thu và chuyển hóa năng lượng, dẫn đến tình trạng thiếu máu của mẹ bầu.

Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? -1
Bà bầu ăn măng có thể bị ngộ độc.

“Bật mí” cách ăn măng dành cho bà bầu sau 3 tháng đầu

Mặc dù bà bầu không nên ăn măng vào 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, tức là từ tháng thứ 4 trở đi, nếu muốn ăn, mẹ bầu vẫn có thể ăn, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi ăn, cần lưu ý những vấn đề sau:

Chọn măng chất lượng: Hãy chọn những loại măng chất lượng, măng tươi, không bị đốm, còn nguyên búp măng. Nếu măng đã sơ chế rồi thì nên chọn loại măng có màu trắng.

Sơ chế măng đúng cách: Sau khi mua măng, hãy tiến hành sơ chế măng cẩn thận.

  • Với măng tươi hãy rửa thật kỹ, loại bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng, ngâm trong nước lạnh 12 – 24h. Sau đó rửa sạch và luộc lại với nước sôi. Khi luộc hãy mở nắp và khi măng chín, hãy tiếp tục ngâm trong nước lạnh 2 – 5h trước khi chết biến.
  • Còn với măng khô hãy ngâm với nước muối loãng khoảng 6 h trước khi mang đi luộc. Sau khi luộc, hãy rửa lại măng thật sạch với nước trước khi mang đi chế biến.

Ăn măng đúng cách:

  • Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều măng, chỉ ăn 1 – 2 lần/ tháng và tối đa 200g/ lần.
  • Những mẹ bầu có tiền sử bệnh dạ dày, tiêu hóa, sỏi thận không nên ăn măng.
  • Nên ăn măng vùng với cơm, không ăn măng sau các món ăn lạnh vì nó dễ gây đầy bụng.
Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? -2
Nên sơ chế măng cẩn thận trước khi ăn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn măng được không sẽ hữu ích với bạn. Vui lòng liên hệ đến hotline  – 1800 2222 của Đa khoa Phương Nam để nhận giải đáp chi tiết hơn nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ