Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Sung Được Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Sung Được Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Một 12, 2022

Quả sung không quá xa lạ với tất cả chúng ta. Có nhiều loại sung khác nhau và được dùng để chế biến các món ăn ngon. Thế nhưng mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Nên dùng như thế nào cho đúng cách? Cần lưu ý gì để tránh gặp phản ứng phụ? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mang bầu 3 tháng đầu ăn sung được không?

Mang bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Để khắc phục tình trạng ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn quả sung. Theo các chuyên gia, ước tính 50 gam quả sung chứa các dưỡng chất sau:

Thành phần Hàm lượng
Calo 30 – 37 kcal
Chất xơ 1,45 gam
Vitamin B6 0,06 mg
Kali 116 mg
Natri 0,4 mg
Mangan 0,06 mg
Đồng 0,03 mg
Axit Pantothenic 0,15 mg
Protein 0,38 gam
Carbohydrate 9,95 gam
Omega-3 0,15 gam
Đường 1,13 gam

Quả sung ta có vị khá chát dù giá trị dinh dưỡng ngang nhau. Thế nên mẹ bầu thường chọn quả sung Nhật hoặc Mỹ. Sung Mỹ có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanhchứa nhiều nước. Khi chín bên trong có mật đặc sệt, quả ngả sang màu hồng đậm. Còn quả sung Nhật có vị thanh mát, ngọt và thơm mùi dịu nhẹ. Bên cạnh mùi vị hấp dẫn, quả sung cũng chứa khoáng chấtVitamin, mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ bầu.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sung được không. Vậy tác dụng của quả sung với mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi như thế nào?

bau-3-thang-dau-an-sung-duoc-khong-1
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không?

Tác dụng của quả sung với mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Sung là loại quả tốt, có nhiều dưỡng chất nên mẹ bầu 3 tháng đầu có thể thưởng thức. Tác dụng của quả sung mang đến cho mẹ bầu và thai nhi 3 tháng đầu cụ thể gồm có:

Công dụng của quả sung với mẹ bầu

Với hàm lượng khoáng chất và Vitamin dồi dào, quả sung mang đến cho mẹ bầu nhiều lợi ích như:

Kiểm soát huyết áp giúp giảm Cholesterol

Với lượng Kali dồi dào, quả sung giữ cho thành mạch máu co giãn tốt, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn sung giúp cải thiện lượng mỡ trong máu và giảm Cholesterol hiệu quả.

Cải thiện tiêu hóa giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón

Quả sung giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón, điều hòa nhu động ruột nhờ sở hữu lượng chất xơ dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng lớn Enzyme Proteolytic của quả sung mang đến công dụng hỗ trợ lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, cải thiện hệ tiêu hóa.

Giúp mẹ bầu giảm ốm nghén

Thành phần Vitamin B6 của quả sung có tác dụng làm giảm chứng ốm nghén hiệu quả. Do đó, nếu gặp tình trạng khó chịu, buồn nôn mẹ bầu 3 tháng nên dùng quả sung.

Giảm nguy cơ sinh non

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), thai phụ cần bổ sung đầy đủ hàm lượng Axit béo tốt để làm giảm nguy cơ sinh non đến 10 lần. Do đó, với lượng Omega-3 cao, quả sung sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, sự phát triển của não bộ, bảo vệ an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu

Thai nhi sẽ lấy Canxi từ mẹ bầu để phát triển. Do đó thai phụ thường bị thiếu khoáng chất này. Vì vậy mẹ bầu 3 tháng ăn sung sẽ giúp bổ sung lượng Canxi đã mất và củng cố hệ xương của thai phụ, giảm nguy cơ bị loãng xương.

Ngăn ngừa thiếu máu giúp giảm nguy cơ sinh non

Mẹ bầu bị thiếu máu sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như thiếu Oxy ở cơ quan não, tim,… dẫn đến nguy cơ nhau bong non, sảy thai, vỡ ối sớm, tiền sản giật. Khoáng chất Sắt trong quả sung giúp mẹ bầu hạn chế bị thiếu máu. Hơn nữa, Vitamin C của quả sung còn giúp cơ thể thai phụ hấp thụ chất Sắt hiệu quả hơn.

Khắc phục tình trạng da xỉn màu và rụng tóc ở phụ nữ mang thai

Các chất chống Oxy hóa như Polyphenol, Flavonoid trong quả sung mang đến công dụng giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe và cải thiện làn da.

Kiểm soát cân nặng cho phụ nữ mang thai

Mẹ bầu bị tăng cân quá mức sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm. Trong khi quả sung giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa và kiểm soát cảm giác thèm ăn vì có chất kiềm. Do đó chị em nên thưởng thức quả sung trong thai kỳ.

Cân bằng Hormone giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn

Sự thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ khiến chị em bị căng thẳng, ngủ không ngon giấc. Lúc này, nếu dùng quả sung chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu sẽ được cải thiện hiệu quả. Chất Tryptophan trong quả sung có công dụng xoa dịu hệ thần kinh trung ương và an thần.

Giảm tình trạng ợ nóng trong 3 tháng đầu mang thai

Lượng Enzyme Proteolytic trong quả sung giúp khắc phục tình trạng đầy bụng, ợ nóng, ợ chua.

bau-3-thang-dau-an-sung-duoc-khong-2
Quả sung giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng

Tác dụng với thai nhi

Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Đương nhiên là được, vì quả sung cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thai nhi:

  • Tăng cường sự phát triển của răng và xương: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ răng, xương của thai nhi. Nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ Canxi.
  • Phát triển não bộ của thai nhi: Với thành phần Axit Folic và Omega 3 dồi dào, quả sung mang đến công dụng bảo vệ thai nhi khỏi các tổn thương tại mô tế bào, đồng thời hỗ trợ não bộ phát triển toàn diện, hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Với những lợi ích kể trên, Đa khoa Phương Nam có thể khẳng định mẹ bầu nên dùng quả sung trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

Các tác dụng phụ của quả sung

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn quả sung nhưng phải dùng sao cho đúng cách. Vì quả sung tiềm ẩn một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi:

  • Gây viêm da do chất Psoralens: Chất này có tác dụng loại trừ những vấn đề về sắc tố da. Tuy nhiên, chất Psoralens có thể tích lũy lại nếu ăn quả sung quá nhiều, dẫn đến tình trạng viêm da ở mẹ bầu.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa do bổ sung quá nhiều chất xơ: Quả sung có thể gây ra tình trạng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều. Vì sung có hàm lượng chất xơ cao.
  • Hạ đường huyết và huyết áp: Sự mất cân bằng giữa Kali và Natri là nguyên nhân chính khiến thai phụ bị tăng huyết áp. Quả sung giúp hạ đường huyết hiệu quả vì có lượng Kali dồi dào, ít Natri. Thêm vào đó, quả sung cũng hợp với cả mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vì giúp hạ đường huyết. Thế nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây tụt đường huyết, hạ huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mẹ bầu bị dị ứng: Thai phụ hãy đặc biệt cẩn thận khi ăn loại quả này nếu chưa từng dùng trước đó. Mẹ bầu cần ngưng ngay nếu ăn quả sung bị nhức đầu, viêm mũi dị ứng, da phù nề, ngứa,… Đồng thời nên đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị.
bau-3-thang-dau-an-sung-duoc-khong-3
Mẹ bầu có thể bị dị ứng nếu ăn sung không đúng cách

Một số lưu ý khi cho bà bầu ăn quả sung

Mặc dù quả sung mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý thêm một số điều dưới đây nếu muốn sử dụng loại thực phẩm này:

  • Phụ nữ mới mang thai không nên ăn quả sung. Vì sung có tác dụng bổ huyết, thông huyết, rất dễ làm thai nhi bị tổn hại.
  • Mẹ bầu dùng quá nhiều sung có thể bị viêm da, do chất Psoralens tích tụ gây ra. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 1 – 2 quả sung nước ngoài hoặc 5 quả sung Việt Nam.
  • Sung có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Nhưng nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng phân bị lỏng.
  • Không nên ăn sung nếu bạn bị dị ứng với trái cây thuộc họ dâu hoặc mủ cao su, phấn hoa.

Cách ăn sung tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên

Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Mẹ bầu có thể ăn nhưng cần kiểm soát số lượng và áp dụng cách thưởng thức đúng, nhằm hạn chế tác dụng phụ.

  • Ăn với lượng vừa phải: Mỗi ngày mẹ bầu 3 tháng chỉ nên dùng khoảng 5 quả sung Việt Nam. Với những loại sung có kích thước lớn, thai phụ chỉ nên dùng từ 1 – 2 quả/ngày.
  • Chọn mua quả sung không chứa thuốc: Mẹ bầu nên chọn quả sung có cuống tươi (dính nhựa), dính chùm, còn xanh, to đều, không bị sâu hay dập. Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên chọn mua sung ở cơ sở uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Mẹ bầu nên ngâm nước muối và vệ sinh quả sung thật sạch trước khi ăn.
bau-3-thang-dau-an-sung-duoc-khong-4
Mẹ bầu nên chọn quả sung ngon khi mua

Các món ăn ngon từ quả sung cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Mẹ bầu có thể chế biến sung thành nhiều món khác nhau để thưởng thức, ví dụ như:

Ăn trực tiếp

Sau khi rửa sạch quả sung với nước muối pha loãng thai phụ có thể ăn trực tiếp. Mẹ bầu chỉ cần ngắt bỏ cuống vì vỏ quả ăn được. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế ăn phần vỏ vì chúng có thể từng tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Thay vào đó, bạn có thể bổ đôi quả sung bằng dao và thưởng thức phần thịt bên trong.

Sung kho cá trắm

  • Nguyên liệu: 100 gam sung xanh, 300 gam cá trắm.
  • Cách làm: Làm sạch cá, cắt khúc và ướp gia vị khoảng 30 phút. Sau đó, chiên cá trắm sơ qua cho đến khi có màu vàng nhạt. Quả sung sau khi rửa sạch thì bổ làm ba, ngâm với nước muối và đảo sơ trên chảo. Cho cá trắm vào kho cùng sung, thêm gia vị và một chút nước trong 30 phút.

Cháo sung đường phèn

  • Nguyên liệu: 50 gam gạo tẻ, đường phèn, 5 quả sung.
  • Cách làm: Rửa sạch quả sung và ngâm với nước muối loãng. Đãi sạch gạo và cho vào nồi đun cùng quả sung. Lúc cháo sôi, mẹ bầu hãy thêm vào đường phèn và hầm đến khi sung chín nhừ là được.

Quả sung om lươn

  • Nguyên liệu: 150 gam sung xanh và 300 gam lươn.
  • Cách làm: Dùng giấm pha loãng làm sạch lươn, bỏ phần đầu và ruột. Cắt lươn thành từng khúc rồi ướp với bột nghệ, riềng, mẻ và gia vị. Sung sau khi làm sạch thì đập dập ra và cho vào nồi cùng lươn. Thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ đến khi chín mềm là được.

Mứt sung

  • Nguyên liệu: 1 kg sung và 2 kg đường.
  • Cách làm: Trộn đều đường với sung, sau đó cho vào tủ lạnh khoảng 12 tiếng. Rim sung trên bếp với lửa nhỏ đến khi đường đặc sệt lại thì thêm ít nước cốt chanh vào.
bau-3-thang-dau-an-sung-duoc-khong-5
Mứt sung là món ăn ngon mẹ bầu có thể dùng

Những câu hỏi thường gặp liên quan về việc ăn sung của thai phụ 3 tháng đầu

Bên cạnh thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sung được không, Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm những câu hỏi dưới đây:

Bầu 3 tháng đầu ăn sung muối được không?

Theo các chuyên gia, trung bình một thai phụ cần từ 2000 – 4000 mg muối. Do đó mẹ bầu hoàn toàn có thể thưởng thức món sung muối này. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng vì ăn mặn nhiều sẽ gây tức ngực, chóng mặt, tăng huyết áp và tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển trong đường hô hấp.

Bầu 3 tháng ăn quả vả được không?

Quả vả trông giống quả sung nhưng đầu hơi dẹt, có kích thước lớn hơn. Theo Đông y, trái vả có tính bình, vị ngọt và không chứa độc tố. Ngoài ra quả vả cũng sở hữu nhiều dưỡng chất, giúp làm giảm căng thẳng, nhuận tràng. Do đó, mẹ bầu có thể ăn quả vả với lượng phù hợp.

Bầu 3 tháng có ăn được quả sung xanh không?

Mẹ bầu có thể ăn quả sung dù còn xanh hay đã chín. Quả sung xanh vẫn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu ăn sung sấy được không?

Sung phơi khô, sấy chứa nguồn Axit béo tốt, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non và sảy thai. Tuy nhiên, quả sung sấy cũng chứa nhiều Calo và đường. Để tránh bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn với lượng vừa phải.

Bầu 3 tháng ăn được lá sung không?

Hầu hết mọi đối tượng đều có thể sử dụng lá sung, kể cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, lá sung lại có công dụng giảm Glucose máu và hạ đường huyết. Do đó nếu mẹ bầu bị đường huyết thấp, ốm nghén nhiều có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của thai nhi. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng.

bau-3-thang-dau-an-sung-duoc-khong-6
Mẹ bầu có thể ăn quả sung xanh với lượng vừa phải

Tóm lại, bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Mẹ bầu trong 3 tháng đầu có thể ăn quả sung. Nhưng phải tiêu thụ với lượng vừa phải, ăn đúng cách để ngăn ngừa tác dụng phụ, đảm bảo mang đến lợi ích cho sức khỏe. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người