Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Một 13, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của quả mít nhé!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mít là loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cứ trong 100g mít sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng sau:
BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA MÍT | |
Vitamin | |
Vitamin E | 0,34 mg |
Folate | 24 mcg |
Vitamin C | 13.7 mg |
Vitamin B3 | 0.92 mg |
Vitamin A | 110 IU |
Vitamin B2 | 0.055 mg |
Vitamin B6 | 0.105 mg |
Dinh dưỡng cơ bản | |
Protein | 1.72g |
Chất xơ | 4g |
Calo | 94 Kcal |
Carbohydrate | 23.5g |
Chất bột đường | 24g |
Chất béo | 0.64g |
Khoáng chất | |
Mangan | 0,2 mg |
Selen | 0,6 mcg |
Đồng | 0,2 mg |
Phospho | 21 mg |
Natri | 3 mg |
Magie | 37 mg |
Sắt | 0,6 mg |
Kẽm | 0,42 mg |
Canxi | 34 mg |
Kali | 303 mg |
Bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không? Mít có tác dụng gì cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu?
Theo bác sĩ dinh dưỡng, bởi vì trong Mít chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.
Đặc biệt, khi mẹ bầu ăn mít sẽ có rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Mít chưa rất nhiều sắt và folate nên có thể giúp mẹ bầu kiểm soát tình trạng lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ.
Giảm nguy cơ tiền sản giật, điều hòa huyết áp: Mít có khả năng giúp mẹ bầu điều hòa huyết áp, tránh tình trạng huyết áp cao dẫn đến tiền sản giật nhờ chứa hàm lượng kali cao, giúp hỗ trợ bảo vệ tim mạch lẫn huyết áp.
Điều hòa hệ tiêu hóa: Mít có hàm lượng chất xơ cao nên không những giúp hỗ trợ điều hòa hệ tiêu hóa mà còn giảm nguy cơ táo bón ở mẹ bầu.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong Mít chứa hàm lượng vitamin C rất cao, do đó có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Bổ sung canxi, giúp chắc xương: Mít chứa hàm lượng canxi cao nên việc đưa Mít vào khẩu phần ăn sẽ giúp bổ sung nguồn canxi dồi dào cho cơ thể, giúp mẹ bầu lẫn thai nhi phát triển về xương, để xương chắc khỏe hơn.
Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp: Ăn mít có thể giúp cơ thể mẹ tăng cường việc trao đổi chất, đẩy mạnh quá trình tăng sinh hormone. Đặc biệt, nhờ vào lượng vitamin B dồi dào, mít sẽ giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai.
Bảo vệ da và mắt: Với hàm lượng vitamin A cao, Mít có thể hỗ trợ bảo vệ mắt và da cho thai phụ. Ngăn tình trạng sạm nám khi mang thai.
Để đảm bảo có thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất từ Mít, thì khi ăn, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nên chế biến Mít thành nhiều món ăn khác nhau
Để tránh tình trạng nhàm chán, mẹ bầu có thể mang mít chế biến thành nhiều đồ ăn, thức uống khác nhau, cụ thể như:
Không nên ăn mít vào buổi tối hoặc khi đói bụng: Vì nó sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, dễ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Chỉ nên ăn sau bữa ăn chính 1 – 2h.
Không ăn quá nhiều trong cùng 1 ngày: Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mít trong cùng 1 ngày, chỉ ăn từ 80 – 100g. Bởi nếu ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết, nóng trong người.
Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và thực sự rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu ăn Mít không đúng cách, mẹ bầu sẽ gặp phải nhiều tác hại, cụ thể như:
Bên cạnh việc quan tâm bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không, thì chọn mít như thế nào là đúng cách cũng là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Cụ thể, để chọn được mít ngon, an toàn, không hóa chất, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
Ngoài quả mít thì để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên ăn thêm các loại trái cây sau: