Mẹ Bầu 3 Tháng Ăn Chôm Chôm Được Không? Ăn Thế Nào Đúng?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mẹ Bầu 3 Tháng Ăn Chôm Chôm Được Không? Ăn Thế Nào Đúng?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Một 15, 2022

Chôm chôm là loại trái cây ngon được nhiều người Việt Nam yêu thích. Hàm lượng dinh dưỡng của quả chôm chôm cũng được đánh giá cao. Thế nhưng với mẹ bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Nên ăn như thế cho đúng cách để hạn chế tác dụng phụ? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!

Mang bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không?

Mang bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Một số thông tin cho rằng mẹ bầu ăn chôm chôm trong 3 tháng đầu sẽ gây nóng trong, tác động xấu đến sức khỏe thai nhi. Thêm vào đó, chôm chôm còn bị hiểu lầm là có thể chặn đường ra của trẻ sơ sinh, khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi chuyển dạ. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh những nhận định trên là đúng. Vậy bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Theo các chuyên gia, chôm chôm là loại quả sở hữu nhiều khoáng chất và Vitamin, cụ thể gồm có:

Thành phần Công dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Vitamin A Hỗ trợ phát triển chức năng và hình thái của mắt ở thai nhi, hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương giác mạc.
Vitamin C Hỗ trợ hấp thụ Sắt, tăng cường sức đề kháng và nhanh lành vết thương cho thai phụ.
Chất xơ, calo Cung cấp thêm năng lượng cần thiết cho mẹ bầu, làm giảm tình trạng táo bón.
Sắt Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu gây ra sảy thai.
Canxi, phốt pho Phốt pho, Canxi là nguyên tố cấu tạo nên xương. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh, co cơ. Phốt pho thì tham gia hình thành RNA, DNA và năng lượng cũng như góp phần trong việc trao đổi Axit Amin, Protein.
Protein Trong quá trình phát triển cơ quan và mô thai nhi, Protein là thành phần không thể thiếu. Đặc biệt là não bộ, cơ quan cần nhiều dưỡng chất và Protein. Bên cạnh đó, bổ sung Protein còn giúp phát triển tử cung và mô vú của mẹ bầu.
Axit Folic Axit Folic hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Trong 3 tháng đầu, bổ sung Axit Folic là điều quan trọng phải thực hiện.

Cụ thể hơn, mời bạn cùng tham khảo thành phần dinh dưỡng ước tính có trong 100 gam chôm chôm:

Thành phần dưỡng chất trong 100 gam chôm chôm Giá trị
Vitamin
Vitamin A 3 IU
Vitamin C 4,9 mg
Vitamin B6 0,02 mg
Vitamin B9 0,8 mg
Vitamin B3 1,352 mg
Khoáng chất
Canxi 22 mg
Sắt 0,4 mg
Natri 11 mg
Kali 42 mg
Phốt pho 9 mg
Kẽm 0,08 mg
Magie 7 mg
Năng lượng 82 kcal
Lipid 0,21 gam
Chất xơ 0,9 gam
Carbohydrate 21 gam
Protein 0,7 gam

Như vậy, bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Mẹ bầu trong 3 tháng đầu có thể yên tâm ăn chôm chôm với lượng vừa phải, để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bản thân và thai nhi.

bau-3-thang-an-chom-chom-duoc-khong-1
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu có thể ăn chôm chôm

Công dụng của chôm chôm đối với mẹ bầu

Bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Chôm chôm chứa nhiều Vitamin và dưỡng chất nên mẹ bầu có thể ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể loại quả này mang đến những lợi ích như sau:

Chống triệu chứng chóng mặt và buồn nôn

Nộng độ Hormone sẽ gia tăng khi mang thai, gây ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày,… làm tích tụ thức ăn và quá trình tiêu hóa gặp khó khăn. Từ đó tạo ra những cơn buồn nôn cho thai phụ trong tam cá nguyệt thứ nhất. Chôm chôm có vị chua nhẹ và ngọt sẽ giúp mẹ bầu làm giảm bớt cơn buồn nôn.

Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu

Chôm chôm có 3% Sắt, giúp cung cấp loại khoáng chất hữu ích này cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt mẹ bầu thường bị thiếu Sắt do cần máu để nuôi thai. Nếu thai phụ không chủ động thêm Sắt qua hoa quả, thực phẩm,… thì có thể đối mặt với nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản.

Tăng cường hệ miễn dịch

Bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Kẽm, Vitamin C, Magie,… trong chôm chôm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng. Do đó, thai phụ ở 3 tháng đầu dùng chôm chôm sẽ ngăn ngừa được các bệnh sốt, ho, cúm, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến em bé.

Ngăn ngừa táo bón

Khi tăng cường cung cấp chất béo, đạm,… để bồi bổ cũng như bị rối loạn Hormone, mẹ bầu trong 3 tháng đầu dễ mắc chứng táo bón. Lúc này, Vitamin và chất xơ trong chôm chôm sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón.

Giúp mẹ bầu làm đẹp da và tóc

Vitamin C và E trong chôm chôm có khả năng tham gia vào quá trình tái tạo da, tóc. Thai phụ thường phải chịu nhiều áp lực vì tình trạng rụng tóc, rạn da, sạm nám. Thế nên chôm chôm sẽ là loại trái cây hữu ích, mang đến cho mẹ bầu nhiều Vitamin, giúp bổ sung dưỡng chất và làm đẹp an toàn.

Kiểm soát huyết áp và Cholesterol

Vitamin B3 của chôm chôm có khả năng chuyển hóa Cholesterol, chất béo, Carbohydrate thành năng lượng. Từ đó làm giảm Cholesterol trong máu, kéo hạ huyết áp cho thai phụ.

Thanh lọc cơ thể

Công dụng này có được nhờ thành phần Phốt pho và Vitamin của chôm chôm. Mẹ bầu cũng được bổ sung thêm nước từ chôm chôm, góp phần thanh lọc cơ thể.

Tóm lại, bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Mẹ bầu trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể thưởng thức chôm chôm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, thai phụ nên xem hướng dẫn cách ăn chôm chôm đúng cách.

bau-3-thang-an-chom-chom-duoc-khong-3
Ăn chôm chôm giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén

Hướng dẫn cách ăn chôm chôm tốt cho mẹ bầu

Mẹ bầu cần ăn chôm chôm đúng cách, cụ thể như sau:

  • Ăn trái cây tươi nguyên quả: Không ăn quả bị thối, chua, hỏng,… vì dễ gây buồn nôn, đau bụng.
  • Ăn mứt chôm chôm: Thai phụ có thể làm mứt chôm chôm để thưởng thức mỗi ngày, bằng cách: Chuẩn bị nửa kg chôm chôm, tách vỏ, bỏ hạt và thái hạt lựu phần thịt bên trong. Sau đó ướp với đường khoảng nửa tiếng. Khi đường tan thì xao hỗn hợp chôm chôm trên chảo cho sệt lại là được.
  • Xay ra làm nước hoa quả: Mẹ bầu có thể tách bỏ hạt chôm chôm, dùng phần thịt xay với đá lạnh làm thức uống giải khát mùa hè. Lưu ý, thai phụ cần dùng ngay sau khi xay, tránh để ở ngoài lâu vì có thể bị lên men.

Để cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ chôm chôm tốt nhất, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn sau khi dùng bữa chính khoảng 1 tiếng. Ngoài ra, sau giấc ngủ trưa thai phụ cũng có thể ăn chôm chôm. Lượng chôm chôm nên dùng mỗi ngày sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, theo bác sĩ tốt nhất mẹ bầu chỉ nên dùng tối đa 10 quả/ngày.

bau-3-thang-an-chom-chom-duoc-khong-2
Mẹ bầu nên ăn chôm chôm đúng cách

Tác dụng phụ của chôm chôm đối với mẹ bầu khi ăn sai cách

Mẹ bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn chôm chôm. Nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Tăng chỉ số đường huyết: Chôm chôm có hàm lượng đường khá cao. Do đó, nếu thưởng thức quá nhiều trong thời gian dài có thể khiến mẹ bầu đối mặt với tình trạng đường huyết không ổn định. Vì vậy, thai phụ hãy cân nhắc khi ăn chôm chôm nếu mắc chứng đái tháo đường. Chỉ nên ăn tối đa 5 – 6 quả/ngày.
  • Tăng Cholesterol: Hàm lượng đường của chôm chôm có khả năng chuyển hóa thành rượu và làm gia tăng chỉ số Cholesterol. Đặc biệt là khi mẹ bầu ăn quả chôm chôm quá chín.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Thai phụ có thể ăn chôm chôm trong 3 tháng đầu nhưng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh gặp tác dụng phụ:

  • Nếu mẹ bầu mắc chứng đái tháo đường chỉ nên ăn 5 – 6 quả/ngày. Mặc dù chôm chôm không quá ngọt như mít, vải, nhãn,… nhưng ăn quá nhiều vẫn có nguy cơ tăng đường huyết nhẹ.
  • Không nên chọn quả quá chín: Chôm chôm và nhiều loại trái cây khác có thể lên men khi quá chín. Mà cồn lại làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai nếu mẹ bầu dùng với hàm lượng lớn.
  • Không lột vỏ bằng miệng: Trong quá trình vận chuyển, có thể vẫn còn chất bảo quản trên vỏ chôm chôm. Do đó mẹ bầu không nên dùng miệng để lột vỏ chôm chôm.
  • Lựa chọn địa điểm mua uy tín: Để đảm bảo chất lượng, thai phụ nên mua chôm chôm tại cơ sở uy tín, có xuất xứ rõ ràng.
bau-3-thang-an-chom-chom-duoc-khong-4
Thai phụ nên mua chôm chôm ở địa chỉ uy tín

Mẹo chọn chôm chôm ngon cho mẹ bầu

Dưới đây là một số mẹo hay giúp mẹ bầu chọn được chôm chôm ngon và chất lượng:

  • Mua chôm chôm đúng mùa (từ tháng 6 – 11): Chôm chôm lúc này sẽ có nhiều thịt, ngọt và ít chứa chất bảo quản như thời điểm trái mùa.
  • Nên chọn quả có lông mềm, đỏ tươi: Đây là biểu hiện của quả chôm chôm còn tươi. Tránh chọn quả xỉn màu, màu nâu, giòn và lông khô vì nó không còn tươi nữa.
  • Không chọn quả có vỏ thâm đen và gai xanh. Vì khả năng cao quả đó đã bị ép chín, chứa khá nhiều chất bảo quản.
  • Bảo quản đúng cách: Mẹ bầu nên dùng chôm chôm trong vòng 2 – 3 ngày và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Để chôm chôm bên ngoài lâu sẽ bị lên men, không tốt cho sức khỏe thai phụ.

Bà bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không? Mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn chôm chôm với lượng vừa phải và đúng cách, để mang đến nhiều lợi ích, tránh tác dụng phụ. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ