Điện Di Huyết Sắc Tố Là Gì? Khi Nào Chỉ Định Thực Hiện?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Điện Di Huyết Sắc Tố Là Gì? Khi Nào Chỉ Định Thực Hiện?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 29, 2022

Điện di huyết sắc tố là hình thức xét nghiệm máu nhằm mục đích phát hiện ra các thành phần Hemoglobin bất thường hay bình thường và nồng độ của chúng. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán, xác định được một số bệnh lý nguy hiểm và đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu rõ hơn về xét nghiệm điện di huyết sắc tố trong bài viết này bạn nhé!

Điện di huyết sắc tố là gì?

Huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb) là protein gồm có hai thành phần nhân HemeGlobin nằm trong tế bào hồng cầu. Nó có nhiệm vụ vận chuyển Oxy trong máu, mang Oxy từ phổi đến các cơ quan, mô theo vòng tuần hoàn. Đồng thời hỗ trợ vận chuyển Carbonic từ các mô trở lại phổi.

dien-di-huyet-sac-to-1
Huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb) là protein gồm có hai thành phần nhân Heme và Globin nằm trong tế bào hồng cầu

Hemoglobin có cấu tạo rất đặc biệt bao gồm ion Fe2+ giúp nó tách được phân tử Oxy từ không khí bên ngoài tự nhiên khi hít vào phổi. Một tế bào hồng cầu có chứa đến 300 triệu Hemoglobin. Mỗi Hemoglobin có thể mang được 4 phân tử Oxy. Đồng nghĩa với việc một tế bào hồng cầu có khả năng mang đi 1,2 tỷ phân tử Oxy mỗi lần trở lại phổi.

Nếu Hemoglobin bình thường, nó sẽ giải phóng và vận chuyển Oxy với hiệu quả tối đa. Khả năng vận chuyển Oxy sẽ bị hạn chế khi Hemoglobin bất thường, dẫn đến tình trạng thiếu Oxy cho các mô và cơ quan. Theo đó, lượng huyết sắc tố sẽ phụ thuộc vào dân tộc, giới tính, độ tuổi, địa lý,… Ở nữ giới bình thường nằm ở khoảng 120 – 150 g/L. Với nam giới là 130 – 170 g/l.

Điện di huyết sắc tố là hình thức xét nghiệm máu giúp phát hiện ra nồng độ Hemoglobin bất thường hay bình thường. Đồng thời xác định xem nồng độ Hemoglobin đang ở mức bao nhiêu? Phương pháp này được ứng dụng như một xét nghiệm đầu tay nhằm tiếp cận các trường hợp nghi bị bệnh Thalassemia, Hemoglobin,… Hiện nay có nhiều kỹ thuật điện di huyết sắc tố như: 

  • Điện di bằng sắc ký lỏng cao áp.
  • Điện di mao quản.
  • Điện di đẳng điện trên gel Polyacrylamide hay Agarose.
  • Điện di trên gel Agar trong môi trường pH Axit.
  • Điện di trong môi trường pH kiềm trên giấy Acetate Cellulose,…

Ngoài ra, cũng có rất nhiều loại huyết sắc tố, chúng phụ thuộc vào sự kết hợp của những chuỗi khác nhau như Hemoglobin A, HbA2, HbA1. Các Hemoglobin bình thường bao gồm HbA, HbF, HbA2. Một số loại huyết sắc tố bất thường phải kể đến là HbH, HbC, HbD, HbS, HbE,…

Khi nào chỉ định điện di huyết sắc tố?

Điện di huyết sắc tố được chỉ định khi:

  • Đánh giá những trường hợp tan máu, thiếu máu không giải thích được.
  • Ngộ độc chì, có bệnh lý mãn tính, thiếu máu hồng cầu nhỏ không liên quan đến tình trạng giảm Sắt.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi có chỉ số MCH, MCV, Hb giảm, làm tiêu bản máu ngoại vi hồng cầu bất thường (mảnh hồng cầu, hình elip, giọt nước, liềm, nhược sắc,…). 
  • Thiếu máu nghi ngờ do Hemoglobin bất thường.
  • Họ hàng, gia đình có người mắc bệnh Hemoglobin như hồng cầu hình liềm, Thalassemia,…
  • Kết quả một số test sàng lọc hồng cầu hình liềm, bệnh HbE, HbH,… dương tính.
  • Điện di huyết sắc tố cũng được chỉ định khi xét nghiệm sức khỏe tiền hôn nhân. Nếu cả hai vợ chồng cùng mang gen bệnh Thalassemia thì nên được bác sĩ tư vấn trước khi dự định có thai. Trường hợp cặp vợ chồng này đã có thai thì cần tiến hành chọc ối chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện uy tín. Y học ngày nay có thể giúp bố mẹ mang gen bệnh Thalassemia sinh ra đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh.

Ý nghĩa của xét nghiệm điện di huyết sắc tố

Xét nghiệm điện di huyết sắc tố cho chúng ta biết thành phần Hemoglobin bất thường hay bình thường. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, hỗ trợ tư vấn và điều trị cho người bệnh.

dien-di-huyet-sac-to-3

 Các loại Hemoglobin phổ biến

  • Hemoglobin A: Đây là loại Hemoglobin thường gặp ở người lớn. Một số bệnh lý như Thalassemia sẽ làm Hemoglobin F tăng và Hemoglobin A giảm.
  • Hemoglobin F: Loại này thường được tìm thấy ở trẻ sơ sinh và thai nhi. Sau khi sinh, Hemoglobin A sẽ thay thế Hemoglobin F trong thời gian ngắn. Một lượng nhỏ Hemoglobin F cũng được tạo ra sau khi sinh. Bạn sẽ có lượng Hemoglobin F cao và nhiều loại Hemoglobin bất thường khi mắc phải các bệnh lý như bạch cầu, thiếu máu bất sản, hồng cầu hình liềm,… 
  • Hemoglobin A2: Một lượng nhỏ Hemoglobin này sẽ được tìm thấy ở người trưởng thành.

 Các loại Hemoglobin bất thường

  • Hemoglobin S: Loại Hemoglobin sẽ xuất hiện khi bệnh nhân bị hồng cầu hình liềm.
  • Hemoglobin C: Khả năng vận chuyển Oxy của loại Hemoglobin này không tốt. Do đó nó thường là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu, tan máu.
  • Hemoglobin E: Thường tìm thấy loại Hemoglobin ở người gốc Đông Nam Á.
  • Hemoglobin D: Loại Hemoglobin này xuất hiện khi bệnh nhân mắc chứng rối loạn hồng cầu hình liềm,…
  • Huyết sắc tố Bart’s (Hb Bart’s), huyết sắc tố Cs (HbCs hay Hb Constant Spring), huyết sắc tố H (HbH) xuất hiện do có đột biến gen Alpha. Chúng thường được tìm thấy ở bệnh nhân bị Thalassemia thể nặng,…

Các bệnh lý về máu vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm. Thế nên điện di huyết sắc tố là xét nghiệm quan trọng để đánh giá bệnh tan máu bẩm sinh cùng nhiều vấn đề về máu khác.

Điện di huyết sắc tố ở người bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ Hemoglobin ở người bình thường sẽ phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi, đa phần sẽ nằm trong mức cho phép, cụ thể như sau:

Ở trẻ nhỏ và sơ sinh, nồng độ Hemoglobin được xem là bình thường khi:

  • Nồng độ Hemoglobin F (trẻ sơ sinh): 50 – 80%.
  • Nồng độ Hemoglobin F (6 tháng tuổi): 8%.
  • Nồng độ Hemoglobin F (hơn 6 tháng tuổi): 1 – 2%.

Nồng độ Hemoglobin bình thường ở người trưởng thành là:

  • Nồng độ Hemoglobin A: 95 – 98%.
  • Nồng độ Hemoglobin A2: 2 – 3%.
  • Nồng độ Hemoglobin F: 0,8 – 2%.
  • Nồng độ Hemoglobin S: 0%.
  • Nồng độ Hemoglobin C: 0%.

Những lưu ý khi thực hiện sàng lọc bệnh Thalassemia

dien-di-huyet-sac-to-4
Nên thực hiện xét nghiệm Thalassemia trong một số trường hợp cần thiết

Thalassemia là bệnh lý huyết sắc tố do mất hoặc giảm khả năng tổng hợp chuỗi Alpha Globin và Beta Globin. Thế nên để phòng bệnh Thalassemia, bạn cần:

  • Tư vấn trước khi kết hôn: Thăm khám và xét nghiệm bệnh Thalassemia tiền hôn nhân.
  • Tất cả người thân của bệnh nhân Thalassemia đều cần tiến hành sàng lọc.
  • Cả hai vợ chồng đều mang gen bệnh Thalassemia nên kiểm tra sức khỏe và nhận tư vấn trước khi có dự định mang thai.
  • Trường hợp vợ chồng cùng mang gen bệnh Thalassemia có thai thì hãy tiến hành sàng lọc, chẩn đoán ở tuần 12 – 18 tại những cơ sở y tế uy tín.
  • Khi nghi ngờ mang gen hoặc mắc bệnh Thalassemia, nên được bác sĩ chuyên ngành huyết học, di truyền, nhi khoa tư vấn.

Bộ xét nghiệm sàng lọc Thalassemia gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
  • Định lượng Ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh.
  • Điện di huyết sắc tố.
  • Xét nghiệm phát hiện đột biến gen Thalassemia: Beta Thalassemia (22 Strip Assay), Alpha Thalassemia (21 Strip Assay).

Xét nghiệm điện di huyết sắc tố bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm điện di huyết sắc tố dao động từ 600.000 – 800.000 đồng tùy vào thể trạng của bệnh nhân, cơ sở y tế, phương pháp áp dụng,… Để nhận được kết quả chính xác, bạn hãy đến bệnh viện, phòng khám uy tín thực hiện.

Tóm lại, điện di huyết sắc tố là hình thức xét nghiệm phổ biến và hữu ích. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được một số bệnh lý và đưa ra phác đồ chữa trị hiệu quả. Bạn nên thực hiện điện di huyết sắc tố tại cơ sở y tế uy tín để nhận được kết quả chính xác. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ