Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 10, 2022
Mục Lục Bài Viết
Cầu thận là cơ quan thực hiện chức năng lọc máu. Vai trò của nó là lọc các chất từ máu ra khoang Bowman để tạo ra nước tiểu đầu có bản chất tương tự như huyết tương, chỉ thiếu những phân tử Protein. Thông thương, cầu thận sẽ lọc được khoảng 600 ml máu/phút. Ước tính mỗi ngày sẽ lọc được khoảng 200 lít máu. Từ đó tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu. GRF (Glomerular Filtration Rate) là lượng máu được các cầu thận lọc trong mỗi phút.
Khi thận hoạt động tốt, nó sẽ lọc các chất dư thừa, độc hại, cặn bã ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu mỗi ngày. Nếu thận tổn thương, các chức năng của nó sẽ bị suy giảm làm cơ thể không lọc hết được chất độc hại, khiến chúng tích tụ lại trong máu. Bên cạnh việc đào thải độc tố, thận còn góp phần sản xuất một số loại Hormone quan trọng. Do đó bất kỳ sự thay đổi nào của chức năng thận cũng khiến cơ thể bị rối loạn.
Xét nghiệm Creatinin máu luôn được chỉ định đầu tiên trong tất cả các hình thức xét nghiệm chức năng thận. Tuy nhiên ở các ca bệnh suy thận cấp mới mắc, sự gia tăng nồng độ Creatinin trong máu có khả năng xảy ra trễ và tiến triển. Số đơn vị thận (Nephron) có hoạt động chức năng giảm 50% sẽ làm nồng độ Creatinin máu tăng nhanh. Do đó, định lượng nồng độ Creatinin máu sẽ bị thiếu tính nhạy và không thể xác định được những biến đổi chức năng thận kín đáo.
Ngoài ra, rất khó để có thể xác định GFR. Vì vậy eGFR (Estimated Glomerular Filtration Rate) – mức lọc cầu thận ước tính được xem là xét nghiệm hữu ích hơn trong việc đánh giá sớm tình trạng tổn thương chức năng và xác định đúng giai đoạn của bệnh.
eGFR ở người trưởng thành sẽ được tính toán dựa vào kết quả xét nghiệm nồng độ Creatinin máu và (hoặc) Cystain C cùng giới tính, độ tuổi, chủng tộc. Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ giới thiệu đến bạn công thức tính eGFR theo phương trình nghiên cứu IDMS-Traceable MDRD dùng nồng độ Creatinin máu kết hợp với những yếu tố bên ngoài ở người trưởng thành. Vậy xét nghiệm eGFR được sử dụng khi nào?
Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm eGFR nhằm mục đích:
Khi phát hiện thận bị tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Qua đó sẽ xác định được mức độ tổn thương một cách chính xác, ví dụ như:
Công thức tính eGFR theo phương trình IDMS-Traceable MDRD như sau:
eGFR = 175 x (SCr) – 1,154 x (tuổi) – 0,203 x 0,742 [nếu là nữ] x 1,212 [nếu là người da đen]
Trong đó, SCr là nồng độ Creatinin có trong máu (µmol/L).
Ở người trưởng thành, chỉ số eGFR bình thường sẽ > 90 và giảm dần theo độ tuổi, ngay cả với người không bị bệnh thận.
Tuổi | eGFR ước tính trung bình (ml/phút/1,73 m2) |
20 – 29 | 116 |
30 – 39 | 107 |
40 – 49 | 99 |
50 – 59 | 93 |
60 – 69 | 85 |
Trên 70 | 75 |
eGFR thường gia tăng do những nguyên nhân làm tăng nồng độ Creatinin máu như suy thận có nguồn gốc sau thận, tại thận và trước thận. eGFR giảm thường do các tác nhân như thai nghén, một vài loại thuốc gây ức chế bào xuất Creatinin.
Kết quả xét nghiệm eGFR có thể gia tăng giả tạo khi xuất hiện tình trạng khử Picrat kiềm (ví dụ như Axit Uric, Ascorbic Axit, Glucose). Tình trạng nhiễm toan ceton có khả năng làm kết quả định lượng Creatinin tăng rõ rệt khi sử dụng phản ứng Picrat kiềm. Khi xuất hiện hiện tượng gia tăng nồng độ Bilirubin máu rõ rệt, kết quả tính toán mức độ lọc cầu thận theo Creatinin có thể giảm giả tạo. Vậy lợi ích của xét nghiệm eGFR là gì?
Nếu GFR ở mức thấp nhẹ (giữa 60 và 89) có thể chưa mắc bệnh thận nếu không xuất những dấu hiệu tổn thương thận như Protein tồn tại trong nước tiểu. Những đối tượng này nên thường xuyên kiểm tra GFR để theo dõi cẩn thận hơn. Bác sĩ sẽ yêu cầu nhóm người trên tránh dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến thận (ví dụ như Ibuprofen) hoặc tiến hành giảm liều thuốc được loại bỏ ở thận.
Nếu kết quả xét nghiệm eGFR ở mức giữa 60 và 89 hay xuất hiện Protein trong nước tiểu thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo sớm thận đang bị tổn thương. Thậm chí có Protein trong nước tiểu và GFR trên 90 được xem là triệu chứng của bệnh thận. Để chẩn đoán tổn thương thận, GFR phải duy trì ở mức thấp trong vòng 3 tháng.
Những giai đoạn của bệnh thận mạn được phân loại theo eGFR như sau:
Giai đoạn | Kết quả eGFR (ml/phút/1,73 m2) | Tình trạng thận |
1 | Trên 90 | Chức năng thận bình thường hoặc bị tổn thương rất nhẹ kèm theo các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hình ảnh hoặc di truyền hay có sự xuất hiện của Protein niệu thì bệnh nhân đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh thận. |
2 | Từ 60 – 89 | Chức năng thận giảm nhẹ nhưng nếu gặp những dấu hiệu như ở giai đoạn 1 thì có nguy cơ mắc bệnh thận. |
3a | Từ 45 – 59 | Chức năng thận bị tổn thương từ nhẹ đến trung bình. |
3b | Từ 30 – 44 | Chức năng thận bị tổn thương từ trung bình đến nặng. |
4 | Từ 15 – 29 | Chức năng thận bị tổn thương nặng. |
5 | Dưới 15 | Thận bị tổn thương rất nặng (suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận nặng). |
Kết quả eGFR < 60 trong vòng 3 tháng trở lên hoặc > 60 kèm theo dấu hiệu tổn thương thận (có nồng độ Protein trong nước tiểu cao) cho thấy bệnh nhân bị thận mãn tính. Tại thời điểm này, việc xác định nguyên nhân và theo dõi tiến triển của bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra phương pháp chữa trị tiếp theo. Xét nghiệm eGFR còn hữu ích để điều chỉnh lại các loại thuốc đang dùng được thải qua thận.
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm eGFR. Tuy nhiên, để nhận được kết quả xét nghiệm chính xác, bạn hãy đến bệnh viện, phòng khám uy tín thực hiện, đáp ứng những tiêu chí dưới đây: